Đom Đóm, cảnh sắc thần bí huyền diệu nhất của chùa Linh Cốc ở Nam Kinh

Du lịch Nam Kinh, Khung cảnh đẹp huyền ảo mà thần bí nhất ở đây không phải là mái chùa Gà gáy đầy tuyết phủ mùa đông, không phải hàng cây lá vàng rực rỡ ở Minh Hiếu lăng mùa thu, không phải rừng hoa anh đào dọc bức thành cổ mùa xuân, mà là ánh đèn lấp lánh của hàng vạn con đom đóm ở chùa Linh Cốc mùa hè.



Bản thân chùa Linh Cốc Nam Kinh đã là một điểm tham quan rất đáng giá. Ngôi chùa này được xây dựng vào năm Thiên Kiến thứ 13 (514), được xây dựng bởi Lương Vũ Đế của Nam triều để tưởng nhớ Bảo chí thiền sư, ban đầu nó có tên là chùa Khai Thiện. Vào thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương đã đích thân đặt cho ngôi chùa này cái tên "Chùa Linh Cốc", và nó là một trong ba ngôi chùa Phật giáo lớn vào thời nhà Minh.

Ngoài cấu trúc một ngôi chùa bình thường, còn có Nhà tưởng niệm Huyền Trang, đường Tam Tạng, đây là nơi đặt thánh tích xương cốt của Huyền Trang. Trung Hoa Dân Quốc thứ mười bảy (1928), Chính phủ Quốc gia đã xây dựng một nghĩa trang cho các liệt sĩ của Quân đội Cách mạng Quốc gia. Bên ngoài là một cổng lớn, vào bên trong là ngôi điện đặt 110 tấm bia tưởng niệm liệt sỹ. Đây là ngôi điện đặc biệt vốn tên là Vô Lượng, cũng đồng âm với từ Vô lương (tức là không có xà), thực tế điện không có một cái xà ngang nào đỡ mái. Phía sau là tháp Linh cốc, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt bao quát khung cảnh xung quanh. 

 

Ghé thăm danh lam thắng cảnh của chùa Linh Cốc ở Nam Kinh vào ban đêm và chiêm ngưỡng ánh sáng rực rỡ của những con đom đóm, khiến bạn như lạc vào chốn thần tiên. Đây là một trong số không Nhiều cảnh sắc và khoảnh khắc khó có thể bỏ qua trong tâm trí của nhiều người. Tại vùng đất Phật giáo của chùa Linh cốc ở Nam Kinh, một đàn đom đóm sẽ thắp sáng các con đường ở đây.Con đường ban đầu chưa được biết đến được đặt tên là "Đường đom đóm", tạo ra một giấc mơ đêm giữa mùa hè dành riêng cho chùa Linh cốc.

Khi màn đêm buông xuống, môi trường xung quanh trở nên mát mẻ và dễ chịu, và những con đom đóm bắt đầu bay xung quanh với những ánh chớp màu xanh vàng, giống như những ngôi sao nhỏ lấp lánh. Theo ghi chép của người Maya, đom đóm mang theo ánh sáng thiêng liêng của các vì sao! Và những con đom đóm chỉ tỏa sáng khi đối mặt với tình yêu đích thực. Ở nhiều nơi đom đóm đã biến mất, và thế giới của những con đom đóm mà nhiều người nhớ lại khi còn nhỏ đã trở thành ký ức. Ngày xưa, cứ vào mỗi đêm hè, những nàng tiên nhỏ với những chiếc “đèn lồng” lại xuất hiện bên bờ sông, ao hồ và ruộng đồng. Nhưng ngày nay, hầu như không thể tìm thấy đom đóm ở thành phố, thậm chí ở nông thôn cũng khó có thể bắt gặp cảnh tượng đom đóm bay ngoạn mục.

Có rất nhiều nơi trên thế giới mà bạn có thể nhìn thấy ánh sáng tuyệt đẹp của đom đóm, bao gồm cả Úc và Thái Lan. Trên thực tế, vẫn có một số nơi ở Trung Quốc bạn có thể nhìn thấy ánh sáng ngoạn mục của đom đóm. Chùa Linh Cốc Nam Kinh là một trong những nơi được bảo tồn tốt nhất trong thành phố dành cho những đom đóm này ở Trung Quốc, và được mệnh danh là thiên đường của đom đóm. Đến chùa Linh cốc để ngắm đom đóm vào tháng 7 hàng năm trở thành thói quen chào đón mùa hè của người Nam Kinh và từ khóa Đom đóm ở chùa Linh cốc luôn lọt vào danh sách tìm kiếm nóng bỏng trong thời gian này.


Rằm tháng Giêng đi xem hội Hoa Đăng tết Nguyên tiêu ở Nam Kinh

Nói đến những điểm tham quan du lịch ở Nam Kinh, sẽ là thiếu sót rất lớn nếu không nhắc đến Hội đèn lồng Miếu khổng Tử Nam kinh, hay cũng có thể gọi là hội đèn lồng Tần Hoài Nam Kinh. Được mệnh danh là Thiên hạ đệ nhất đăng hội. Tính đến năm 2020, Nam Kinh đã tổ chức lễ hội này 34 năm liên tiếp, Nếu bạn có mặt ở Nam kinh đúng vào dịp này thì nhất định đừng bỏ qua trải nghiệm tuyệt vời này nhé.

Với người Châu Á thì ai cũng biết Tết nguyên tiêu, ngày rằm tháng riêng là một ngày quan trọng trong văn hóa tâm linh. Nhưng Ngày này quan trng ti mc nào mà pht giáo, đạo giáo, nho giáo và dân gian đều ly ngày này t chc và cũng gi là Tết, gi là Tết Nguyên Tiêu. Chúng ta cùng tìm hiểu một chút.

Rằm tháng giêng Tết Nguyên tiêu còn có tên gọi là lễ Thượng Nguyên, Nguyên Tịch; Nguyên Dạ, Tết Trạng Nguyên; Tết Đoàn Viên; Tết Hoa Đăng…là rằm đầu tiên trong năm. Có câu“ Cúng quanh năm không bng ngày Rm tháng Giêng “. Trong Phật Giáo Người ta tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của Phật Tử. Các chùa thường khai đàn Dược Sư, hội Hoa Đăng; tổ chức đại lễ cầu an hoặc khai kinh Dược Sư và Tăng chúng, Ni chúng cùng Đạo tràng Phật Tử bản tự tụng niệm cầu an cho thập phương bá tánh; tổ chức phóng sanh, thả đèn; cứu tế, chẩn bần; hồi hướng công đức để cầu nguyện cho phong điều vũ thuận, quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Với tư tưởng tam giáo đồng nguyên của người Việt, rằm tháng giêng còn là ngày vía Thiên Quan, Thiên quan tứ phúc nên người ta đến chùa trong dịp rằm tháng giêng để dâng sao giải hạn và cầu tài lộc.

Trong Đạo giáo ngày này là 1 trong 3 Tiết ln: Rm tháng Giêng là tiết Thượng Nguyên - Thiên quan t Phúc, Rm tháng By là tiết Trung Nguyên, Địa quan xá ti dân gian là xá ti vong nhân. Rm tháng Mười là tiết H Nguyên, Thy quan gii ách. Tiết Thương Nguyên: Thiên quan t phúc, nghĩa là trời ban phúc, ho vn lai. Thiên quan là Thiên quan đại đế, tên đầy đủ là Thượng Nguyên cu khí t phúc thiên quan diu linh nguyên dương đại đế t vi đế quân. Là 1 trong 3 đại đế ca Đạo Giáo do tam khí Thanh, Hoàng, Bch hình thành, cai qun chư thiên đế vương, thượng thánh đại thn Ngày Rm tháng Giêng là ngày vía ca Ngài.

 

Theo Nho hc thì xưa ngày này còn được gi là Tết Trng Nguyên. Nhân dp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho m đại tic ti vườn thượng uyn, triu các v trng nguyên đến d hi, ngm cnh, xem hoa, làm thơ xướng ha, ca ngi các v đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem li thái bình thnh tr. T đó v sau l hi tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyn rng rãi trong dân.

 

Vi dân gian, giai thoi được truyn tai nhiu nht liên quan đến mt con thiên nga ca thiên đình bay xung h gii và b mt người th săn bn chết. Ngc Hoàng nghe tin ni gin, sai mt đội quân đến ngày Rm tháng Giêng xung phóng ha để thiêu tri mi th trn gian. May thay trong s các quan thiên triu có mt v không đồng tình vi Ngc Hoàng, đã xung h gii để bày cách cho con người thoát khi đại ha.Theo li ca v quan, đúng ngày này, nhà nào cũng treo đèn lng màu đỏ nên Ngc Hoàng c nghĩ lnh phóng ha đã được thi hành.Nh đó, người trn gian thoát nn. T đó, ti Trung Quc c đến ngày này, nhà nhà đều treo đèn lng như mt cách tr ơn v ân nhân trên thiên đình.

Lại có truyện kể khác rằng thời Hán Vũ Đế có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu đã qua nhiều cái Tết mà không được đoàn tụ với gia đình, buồn cho số phận nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời. May thay, cô gái được Đông Phương Sóc, viên sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống. Để giúp cô cung nữ thỏa lòng nhớ thương cha mẹ, Đông Phương Sóc nghĩ ra một kế:  tung tin là Hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An khiến trong nội thành hoang mang khiếp sợ. Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu mưu sĩ Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có Nguyên Tiêu khéo tay, có thể giao cho cô làm bánh đãi Hỏa Thần, đồng thời ban lệnh cho dân chúng Tràng An đến ngày đó mỗi nhà phải treo trước cửa một chiếc đèn lồng đỏ để Ngọc Hoàng tưởng lầm thành Trường An dưới trần đang bị lửa thiêu. Để tặng công làm bánh dụ Hỏa Thần, nhà vua đã cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình, còn người đời ghi ơn "dẹp nạn lửa" của cô gái nên đặt cho chiếc bánh trôi và ngày rằm tháng giêng cái tên "Nguyên Tiêu", và họ quan niệm ngày Nguyên Tiêu đồng nghĩa với "Tết đoàn viên" hay "Tết tình yêu".

Vi người Trung Quc, rm tháng Giêng còn gi là tết Nguyên Tiêu vi l hi cúng Hoa Đăng, làm bánh trôi. Còn với những người Châu Á khác như Nhật Bản, Hàn quốc, Philipine và cộng đồng người Hoa trên toàn Thế giới cũng có những hoạt động văn hóa truyền thống trong ngày này.


10 Công Trình Độc Đáo của Nam Kinh nhìn từ trên cao

Nếu cho bạn ngắm nhìn một thành phố nào đó từ trên không trung, bạn có nhận biết được từng địa danh nơi đó? Với một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch  như Cố đô Nam Kinh, lại càng có nhiều đặc điểm mang dấu ấn riêng mình. Bây giờ chúng ta hãy cùng ngắm nhìn 10 công trình độc đáo, được coi là những điểm nhận dạng tiêu biểu của thành phố Nam Kinh từ trên cao

1. Sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh (Nanjing Lukou International Airport)

Sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh, đây là sân bay lớn nhất Giang Tô và là một trong 4 sân bay lớn nhất vùng Hoa Đông. Là cửa ngõ giao thông của Nam Kinh và Giang Tô, một sân bay trung chuyển quốc gia, một cảng hàng không hạng nhất, một trung tâm vận tải hàng không quốc gia và khu vực. Năm 2019, sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh có lượng hành khách thông qua là 25,8 triệu lượt khách, 209.000 lượt máy bay cất, hạ cánh

 2. Ga xe lửa phía nam Nam Kinh (Nanjing South Railway Station)

Là đầu mối giao thôn đường sắt quốc gia lớn nhất ở Hoa Đông, vừa là ga đường sắt lớn nhất Châu Á đồng thời cũng là ga đường sắt cao tốc lớn nhất Châu Á. Ga xe lửa Nam Nam Kinh được xây dựng hình vuông, với tiêu chí của một "Nhà ga Cố đô mới", kết hợp nhiều yếu tố kiến ​​trúc cổ điển Trung Quốc. Phản ánh phong cách phong phú và khí chất độc đáo của cố đô Nam Kinh. Nhà ga có 15 sảnh chờ, 3 nhà ga và 15 sân ga. Năm 2019 phục vụ khoảng 50 triệu lượt khách, dự báo đến năm 2030 phục vụ lên tới 69 triệu lượt

3. Cầu sông Trường Giang Nam Kinh (Nanjing Yangtze River Bridge)

Cầu sông Trường Giang Nam Kinh là cây cầu đường sắt và đường cao tốc hai tầng đầu tiên trên sông Trường Giang do Trung Quốc thiết kế và xây dựng năm 1960.

Cầu sông Trường Giang Nam Kinh là nút giao thông trọng điểm phía đông Trung Quốc, tầng trên là cầu đường cao tốc dài 4589 mét, lòng đường rộng 15 mét, có thể chứa song song 4 ô tô lớn, có chiều dài hơn 2 mét. hai bên vỉa hè rộng rãi; đường sắt tổng chiều dài 6772 mét,

Cây cầu là biểu tượng văn hóa của Giang Tô, một thời huy hoàng của Trung Quốc, cũng là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được xếp vào danh sách 48 danh lam thắng cảnh của Kim Lăng mới . Nó đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness thế giới với danh hiệu "cây cầu đường sắt dài nhất thế giới" và liệt vào loại di sản cần bảo tồn không thể di dời. Nhìn cây cầu 2 tầng này với thiết kế hai cổng hai đầu cầu làm nhiều người liên tưởng đến cây cầu Thăng Long tại Hà nội.

4. Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Expo Nam Kinh (Nanjing International Expo Center)

Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Expo Nam Kinh là một kiệt tác của công ty TVS của Mỹ, kết hợp tinh hoa của kiến ​​trúc Trung Quốc và phương Tây. thiết kế. Trung tâm hội chợ triển lãm có hai chức năng chính là triển lãm và hội nghị, được chia thành ba phần: phòng triển lãm, trung tâm hội nghị và các cơ sở dịch vụ hỗ trợ, có diện tích 54 ha, tích hợp các khái niệm triển lãm mới nhất trên thế giới và đặc điểm vùng miền Nam Kinh tạo thành thế “lưỡng long tranh châu”. Phong cách kiến ​​trúc độc đáo, quy mô hoành tráng và đồ sộ.

5. Trung tâm thể thao Olympic Nam Kinh (Nanjing Olympic Sports Center)

Trung tâm thể thao Olympic Nam Kinh là một nhà thi đấu quốc gia đa chức năng và phức hợp. Tòa nhà chính là "bốn sân vận động và hai trung tâm", bao gồm sân vận động (gồm cả sân tập), nhà thi đấu, bể bơi, phòng tennis, trung tâm thể thao khoa học và công nghệ, và trung tâm khởi nghiệp văn hóa thể thao.  Năm 2007, nó đã giành được Giải Vàng Công trình Thể thao và Kiến trúc Thể thao Nổi bật Quốc tế lần thứ 11.

6. Công viên thể thao Olympic trẻ Nam Kinh (Nanjing Youth Olympic Sports Park Gymnasium)

Công viên thể thao Olympic trẻ Nam Kinh là địa điểm mới được xây dựng duy nhất của Thế vận hội Olympic trẻ Nam Kinh . Tổng diện tích khoảng 1,01 triệu mét vuông. Sân vận động có 21.000 chỗ ngồi, đủ tiêu chuẩn để đăng cai giải NBA bóng rổ và là tổ hợp sân vận động thể thao lớn nhất ở Châu Á . Công viên Thể thao Olympic Thanh niên Nam Kinh bao gồm sân vận động Olympic Thanh niên, các sân vận động lớn, xây dựng nhà ở, cầu đường, phủ xanh cảnh quan và các dự án phụ trợ khác, bao gồm bóng bầu dục Olympic Thanh niên, khúc côn cầu, bóng chuyền bãi biển…

7. Nhà hát lớn Giang Tô (Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Giang Tô) Jiangsu Grand Theater 

Là Nhà hát hiện đại lớn nhất Trung Quốc và là cụm rạp lớn nhất Châu Á. Nhìn từ trên cao, Nhà hát lớn Giang Tô có hình một con bướm, nó có tổng diện tích xây dựng là 270.000 mét vuông. Bao gồm nhà hát opera, phòng hát, phòng hòa nhạc, hội trường tạp kỹ, giảng đường và các công trình phụ trợ phụ trợ, Nó đáp ứng nhu cầu về opera, dance, drama, chức năng cho opera, giao hưởng, nghệ thuật dân gian và các chương trình tạp kỹ quy mô lớn.

8. Lăng Tôn Trung Sơn Sun Yat-sen Mausoleum

Sun Yat-sen Mausoleum Là công trình Lăng mộ có quy mô lớn nhất Trung Quốc thời Cận đại. Toàn bộ khu lăng mộ có hình quả chuông, biểu tượng kêu gọi sự thức tỉnh của người dân Trung Quốc

9. Mỹ Linh cung (Meiling Palace)  

 Meiling Palace Là biệt thự mà Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh thường xuyên đến nghỉ ngơi khi còn ở Nam Kinh. Nhìn từ trên cao, Mỹ Linh Cung giống như một viên ngọc lục bảo trên sợi dây chuyền khổng lồ.

10. Thành phố mới Hà Tây Nam Kinh CBD (Nanjing Hexi Central Business District)

Thành phố mới Hà Tây nằm  phía tây nam của thành phố chính Nam Kinh, là trung tâm đô thị mới với 5 chức năng chính: tài chính, kinh doanh, thương mại, triển lãm, văn hóa và thể thao, là khu dân cư từ trung cấp đến cao cấp. là khu vực biểu tượng của Nam Kinh mới hiện đại. Được coi như một Phố Đông Thượng Hải mới ở Nam Kinh.


Vạn Lý Trường Thành được xây dựng như thế nào, dài bao nhiêu km?


Vạn Lý Trường Thành nghĩa đen: "Thành dài vạn lý" nghĩa bóng là "vô tận", gọi tắt là Trường Thành, là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác đến từ phía Bắc.

Sau khi Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước còn lại đã ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 - 200 TCN, liên kết các tuyến phòng thủ rời rạc của các nước thành Vạn lý trường thành. Công trình giai đoạn này hiện chỉ còn sót lại rất ít di tích. Công trình Ước tính có 300 ngàn binh lính với không biết bao nhiêu tội nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không tuân lệnh đốt sách... phải làm khổ sai. Có đến hàng trăm ngàn người đã chết khi xây trường thành ở thời nhà Tần. Vì thế nó còn được gọi bằng cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái Đất".

Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh, từ khoảng năm 1368 đến năm 1640. bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan , ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện kết thúc ở điểm phía tây Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc sát biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa.
Một nghiên cứu khảo cổ chi tiết được công bố vào năm 2009 kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành do nhà Minh xây dựng có chiều dài 8.850 km. Nó bao gồm phần bức tường dài 6.259 km, phần hào dài 359 km, và phần lá chắn tự nhiên như đồi, sông dài 2.232 km. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Một nghiên cứu khác vào năm 2012 kết luận Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196 km sau khi cộng tất cả các đoạn có thể lại. Với chiều dài này để dễ hình dung thì nó dài gấp 175 nghìn lần chiều dài của sân bóng đá và gấp 4.9 lần chiều dài từ tây sang đông của nước Mỹ.

Hoa Hải Đường và hoa Anh Đào, những sứ giả mùa Xuân ở Nam Kinh



Nói đến Hoa Anh Đào, người ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản, nhưng ở Trung Quốc trong những năm gần đây Hoa anh đào đã rất phổ biến, bạn có thể nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi trong các công viên và con đường ở nhiều thành phố. Thành phố mùa Xuân Côn Minh, Đại học Vũ Hán, Công viên Ngọc Uyên Đàm Bắc Kinh, Công viên Vịnh Hoàng tử Hàng Châu, ... đều là những địa điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng ở Trung Quốc. Và Thành phố Nam Kinh cũng có những địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đó. Các địa điểm ngắm hoa anh đào ở Nam Kinh có thể kể đến: chùa gà gáy (kê minh tự) hồ Huyền vũ, Minh Hiếu Lăng, đại học Nam Lâm, núi Mai hoa, hồ Mạc Sầu, Vũ hoa đài

 Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời điểm hoa mãn khai nở rộ là đẹp nhất. Trong mùa hoa anh đào nở, không gian như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như những trận mưa. Mỗi mùa xuân, loài hoa tuyệt đẹp này lại bao phủ các con đường, các lối đi, các công viên với sắc màu tuyệt đẹp, khiến mọi người cảm thấy hân hoan và hạnh phúc.

Mỗi loài hoa đều có ý nghĩa và giá trị riêng, hoa anh đào chính là biểu tượng của tuổi thanh xuân, tượng trưng cho mùa xuân. Là loại hoa đầu tiên nở ngay sau khi mùa đông chấm dứt, đó là lý do tại sao nhiều người coi nó là biểu tượng của sự trẻ hóa và tái sinh. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần.  

Thanh xuân rất đẹp nhưng lại ngắn ngủi, trôi qua rất nhanh. Loài hoa này là một lời nhắc nhở về bản chất tạm thời của vạn vật, những điều đẹp đẽ không giữ được quá lâu – hãy tỏa sáng hết mình trong khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời. Những đóa hoa bung nở rực rỡ trên cành trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất cho đến mùa xuân năm sau.

Có một điều thú vị mà không phải ai cũng biết, Trung Quốc vốn có loài hoa đẹp không kém gì hoa anh đào đó là Hoa Hải Đường. Tên Trung quốc là haitang, Là loài hoa đặc hữu Trung Quốc, được trồng rộng khắp trong khu vực miền đông và miền bắc nước này, hoa nở rộ cùng thời điểm với hoa anh đào và cho trái vào khoảng tháng 8-tháng 9. Hoa Hải đường trong họ Hoa hồng, đây chính loài hoa hải đường xuất hiện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chứ không phải là loài gọi là hải đường Việt Nam thuộc chi trà (tiếng Anh là Camelia).

Cùng chung dải khí hậu vùng đông Bắc Á, ở chiều ngược lại Nhật Bản cũng có hoa Hải đường với cái tên là kaido. Mỗi văn hóa lại có một tích khác nhau về loài hoa này, Trung Quốc ví hoa Hải đường là quý phi hoa thì Nhật bản là nàng tiên hoa. Các tích đều có điểm chung là chỉ vẻ đẹp đài các, quý phái của hoa. Trong thơ ca hội họa, Hoa Hải Đường thường được ví với cô gái đẹp với vẻ xuân tình, gợi cảm, một nét đẹp kiêu sa mà có lẽ khó có phàm nhân nào có thể với tới. Có thể vì vậy mà ca sỹ Jack đã viết lời trong ca khúc Hoa Hải Đường của mình có đoạn là: 

Kiếp này ai đưa đón em?

Kiếp này đôi tay lấm lem

Sao mà mơ trèo cao như hoa Hải Đường?

Ca khúc này của Jack đã tạo một làn sóng hâm mộ rất lớn, tính đến thời điểm này đã gần đạt tới mốc 150 triệu lượt xem trên youtube. Một phần quan trọng tạo nên sự thành công này cũng là Tạo hình nhân vật lẫn ngoại hình của Linh Chi trong MV bài hát tái hiện vừa vặn một đóa hoa Hải Đường: sắc đỏ, thơm dịu, cánh hoa mỏng manh và tinh khiết.

Cùng mang vẻ đẹp hơi thở của mùa xuân, cùng mỏng manh như những cô gái đẹp nhưng Do hình dáng và màu sắc của hoa anh đào và hoa hải đường khá giống nhau nên nhiều người không phân biệt được. Việc phải rạch ròi có lẽ không còn quá quan trọng với những tín đồ yêu hoa, bởi được thả mình vào một không gian hoa nở rực rỡ, khắp trời mưa cánh hoa bay, được tha hồ chụp choẹt với cảnh sắc tuyệt vời đó, vậy là đã đủ.


Lăng mộ Tôn Trung Sơn nơi Phong thủy đẹp nhất Nam Kinh



Ở ngoại thành Thành phố Nam Kinh, một Công trình lăng mộ đồ sộ nhất trong thời kỳ cận đại Trung QuốcLăng mộ Tôn Trung Sơn. Tọa lạc trên Tử Kim Sơn, khu lăng mộ Tôn Trung Sơn có quy mô hùng vĩ hoành tráng, phong cảnh vườn Lăng thơ mộng, yên tĩnh đến mê người. Quả thực đây là một danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có. Công trình này do kiến trúc sư nổi tiếng Lữ Ngạn Trực thiết kế, nó được xây dựng từ tháng 1 năm 1926 hoàn thành mùa xuân năm 1929.


Tôn Trung Sơn sinh tại Quảng Đông năm 1866 và mất tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 3 năm 1925. Ông là người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi, lật đổ chế độ phong kiến Trung Quốc tồn tại hơn 2000 năm,  được người dân Trung Quốc tôn xưng là Quốc Phụ. Trước khi qua đời, ông có để lại di chúc với nguyện vọng được chôn cất tại chân dãy Tử Kim Sơn ở gần Nam Kinh.  “Sau khi tôi mất, di thể có thể quàn tại chân núi Kim Sơn của Nam Kinh, vì Nam Kinh là nơi thành lập chính phủ lâm thời, do vậy không thể quên cách mạng Tân Hợi”.

Thể theo mong muốn của Tôn Trung Sơn, chính phủ Trung Quốc đã tạm thời quàn thi hài của ông ở Hương Sơn, Bắc Kinh đồng thời tiến hành xây dựng lăng mộ ở Nam Kinh. Vị trí lăng mộ được chọn ở chân ngọn núi thứ hai của Tử Kim Sơn, phía Tây giáp với lăng của Chu Nguyên Chương, phía Đông giáp với Chùa Linh Cốc.

Ngày 1 tháng 6 năm 1929 thi hài Tôn Trung Sơn được chuyển từ Bắc Kinh tói đặt vào lăng.

Lăng Tôn Trung Sơn là một công trình kiến trúc khổng lồ được xây dọc theo sườn núi. Phần lăng mộ được xây dựng theo kiến trúc của các lăng mộ hoàng đế Trung Quốc có kết hợp các chi tiết kiến trúc hiện đại.

Cổng chính của Lăng Tôn Trung Sơn nằm ở chân núi, cách nhà mộ khoảng 700 m, trong một quảng trường hình bán nguyệt. Cánh cổng đầu tiên khắc hai chữ “Bác ái”. Sinh thời, Tôn Trung Sơn luôn đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập, tự do dân tộc trên tinh thần bác ái. Hai chữ “bác ái” có thể coi là một sự khái quát cả cuộc đời ông.

Phía Nam quảng trường là một chiếc đỉnh, biểu tượng quyền lực và sự thống nhất của Trung Quốc.

Qua cổng Bác ái là Một con đường lát gạch dài gần 500 mét trải ra trước mắt, hai bên đường là những cây tùng tuyết và bách hội to lớn, tán lá xanh rậm rạp che mát cho du khách.

Sau cổng lăng là nhà bia, Bên trong đặt một tấm bia đá cao tới hơn 8 mét, trên khắc chữ mạ vàng: “Quốc dân đảng Trung Quốc an táng thủ tướng tiên sinh Tôn Trung Sơn tại đây – Ngày 1 tháng 6 năm thứ 18 Trung Hoa Dân Quốc (1929)”. bia đề “Thủ tướng” vì đó là chức vụ của Tôn Trung Sơn trong Quốc dân đảng.

Phía sau nhà bia, đường đi hơi dốc hơn lên. Để tới được tế đường phải leo hết 392 bậc thang. bậc rộng 50 mét, chiều dài tổng cộng 480 mét, hai bên có trồng nhiều loại cây cảnh Con số này tượng trưng cho số dân Trung Quốc 392 triệu người thời đó.

Tế đường có mái kép, lợp ngói men xanh, tường làm bằng đá hoa cương Hồng Kông. Mặt trước có ba cổng vòm, trên mỗi cổng lần lượt khắc các chữ: “Dân tộc, dân quyền, dân sinh”, nội dung của “Chủ nghĩa tam dân” do Tôn Trung Sơn đề xướng. đây là một điện dài 30 mét, rộng 25 mét và cao 29 mét. Trung tâm của điện là bức tượng Tôn Trung Sơn cao 4,6 mét. Trần điện mô tả lá cờ của Quốc Dân Đảng, mái điện lợp ngói màu xanh. Phía sau là nhà mộ, Quan tài của Tôn Trung Sơn đặt ở trung tâm vòng tròn, thấp hơn mặt sàn chừng một mét. Trên quan tài đặt tượng tiên sinh ở tư thế nằm tạc bằng ngọc trắng, kích thước như người thật.

Kiến trúc của Lăng Tôn Trung Sơn sau này đã được lặp lại ở Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở TP Đài BắcĐài Loan.

Đài âm nhạc
Đài âm nhạc là một dự án hỗ trợ của Lăng Tôn Trung Sơn, chủ yếu được sử dụng để tưởng nhớ buổi biểu diễn âm nhạc và bài phát biểu của ông Tôn Trung Sơn. Đài âm nhạc xây dựng ở giữa rừng cây Quế phong hương lùn ở phía trước Lăng mộ, nhờ ở địa thế thấp nên khi tấu nhạc có tiếng vọng lại rất hay. Phía sau sân khấu là một tấm bình phong lớn hình bán nguyệt có đầu rồng phun nước giữ lại tiếng vọng, âm thanh nhạc điệu nghe càng huyền diệu. 

Thiên Đàn Bắc Kinh, kiến trúc tế Trời lớn nhất Phương Đông

Nếu có dịp đến Bắc Kinh du lịch, ngoài Vạn lý Trường Thành và Cố Cung thì Thiên Đàn là những nơi nhất định phải tới tham quan, bở...