Hiển thị các bài đăng có nhãn Lăng mộ Tôn Trung Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lăng mộ Tôn Trung Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

Lăng mộ Tôn Trung Sơn nơi Phong thủy đẹp nhất Nam Kinh



Ở ngoại thành Thành phố Nam Kinh, một Công trình lăng mộ đồ sộ nhất trong thời kỳ cận đại Trung QuốcLăng mộ Tôn Trung Sơn. Tọa lạc trên Tử Kim Sơn, khu lăng mộ Tôn Trung Sơn có quy mô hùng vĩ hoành tráng, phong cảnh vườn Lăng thơ mộng, yên tĩnh đến mê người. Quả thực đây là một danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có. Công trình này do kiến trúc sư nổi tiếng Lữ Ngạn Trực thiết kế, nó được xây dựng từ tháng 1 năm 1926 hoàn thành mùa xuân năm 1929.


Tôn Trung Sơn sinh tại Quảng Đông năm 1866 và mất tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 3 năm 1925. Ông là người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi, lật đổ chế độ phong kiến Trung Quốc tồn tại hơn 2000 năm,  được người dân Trung Quốc tôn xưng là Quốc Phụ. Trước khi qua đời, ông có để lại di chúc với nguyện vọng được chôn cất tại chân dãy Tử Kim Sơn ở gần Nam Kinh.  “Sau khi tôi mất, di thể có thể quàn tại chân núi Kim Sơn của Nam Kinh, vì Nam Kinh là nơi thành lập chính phủ lâm thời, do vậy không thể quên cách mạng Tân Hợi”.

Thể theo mong muốn của Tôn Trung Sơn, chính phủ Trung Quốc đã tạm thời quàn thi hài của ông ở Hương Sơn, Bắc Kinh đồng thời tiến hành xây dựng lăng mộ ở Nam Kinh. Vị trí lăng mộ được chọn ở chân ngọn núi thứ hai của Tử Kim Sơn, phía Tây giáp với lăng của Chu Nguyên Chương, phía Đông giáp với Chùa Linh Cốc.

Ngày 1 tháng 6 năm 1929 thi hài Tôn Trung Sơn được chuyển từ Bắc Kinh tói đặt vào lăng.

Lăng Tôn Trung Sơn là một công trình kiến trúc khổng lồ được xây dọc theo sườn núi. Phần lăng mộ được xây dựng theo kiến trúc của các lăng mộ hoàng đế Trung Quốc có kết hợp các chi tiết kiến trúc hiện đại.

Cổng chính của Lăng Tôn Trung Sơn nằm ở chân núi, cách nhà mộ khoảng 700 m, trong một quảng trường hình bán nguyệt. Cánh cổng đầu tiên khắc hai chữ “Bác ái”. Sinh thời, Tôn Trung Sơn luôn đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập, tự do dân tộc trên tinh thần bác ái. Hai chữ “bác ái” có thể coi là một sự khái quát cả cuộc đời ông.

Phía Nam quảng trường là một chiếc đỉnh, biểu tượng quyền lực và sự thống nhất của Trung Quốc.

Qua cổng Bác ái là Một con đường lát gạch dài gần 500 mét trải ra trước mắt, hai bên đường là những cây tùng tuyết và bách hội to lớn, tán lá xanh rậm rạp che mát cho du khách.

Sau cổng lăng là nhà bia, Bên trong đặt một tấm bia đá cao tới hơn 8 mét, trên khắc chữ mạ vàng: “Quốc dân đảng Trung Quốc an táng thủ tướng tiên sinh Tôn Trung Sơn tại đây – Ngày 1 tháng 6 năm thứ 18 Trung Hoa Dân Quốc (1929)”. bia đề “Thủ tướng” vì đó là chức vụ của Tôn Trung Sơn trong Quốc dân đảng.

Phía sau nhà bia, đường đi hơi dốc hơn lên. Để tới được tế đường phải leo hết 392 bậc thang. bậc rộng 50 mét, chiều dài tổng cộng 480 mét, hai bên có trồng nhiều loại cây cảnh Con số này tượng trưng cho số dân Trung Quốc 392 triệu người thời đó.

Tế đường có mái kép, lợp ngói men xanh, tường làm bằng đá hoa cương Hồng Kông. Mặt trước có ba cổng vòm, trên mỗi cổng lần lượt khắc các chữ: “Dân tộc, dân quyền, dân sinh”, nội dung của “Chủ nghĩa tam dân” do Tôn Trung Sơn đề xướng. đây là một điện dài 30 mét, rộng 25 mét và cao 29 mét. Trung tâm của điện là bức tượng Tôn Trung Sơn cao 4,6 mét. Trần điện mô tả lá cờ của Quốc Dân Đảng, mái điện lợp ngói màu xanh. Phía sau là nhà mộ, Quan tài của Tôn Trung Sơn đặt ở trung tâm vòng tròn, thấp hơn mặt sàn chừng một mét. Trên quan tài đặt tượng tiên sinh ở tư thế nằm tạc bằng ngọc trắng, kích thước như người thật.

Kiến trúc của Lăng Tôn Trung Sơn sau này đã được lặp lại ở Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở TP Đài BắcĐài Loan.

Đài âm nhạc
Đài âm nhạc là một dự án hỗ trợ của Lăng Tôn Trung Sơn, chủ yếu được sử dụng để tưởng nhớ buổi biểu diễn âm nhạc và bài phát biểu của ông Tôn Trung Sơn. Đài âm nhạc xây dựng ở giữa rừng cây Quế phong hương lùn ở phía trước Lăng mộ, nhờ ở địa thế thấp nên khi tấu nhạc có tiếng vọng lại rất hay. Phía sau sân khấu là một tấm bình phong lớn hình bán nguyệt có đầu rồng phun nước giữ lại tiếng vọng, âm thanh nhạc điệu nghe càng huyền diệu. 

Thiên Đàn Bắc Kinh, kiến trúc tế Trời lớn nhất Phương Đông

Nếu có dịp đến Bắc Kinh du lịch, ngoài Vạn lý Trường Thành và Cố Cung thì Thiên Đàn là những nơi nhất định phải tới tham quan, bở...