Đến Nam Kinh, một địa điểm rất
đáng để đến thăm đó là Cung
điện Mỹ Linh gọi tắt là Cung Mỹ Linh. Cung Mỹ Linh nằm trên đỉnh
núi Tiểu Hồng, trong khu danh thắng Trung Sơn nổi tiếng. Vốn là nơi ở của cựu tổng
thống Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch và vợ Tống Mỹ Linh trước khi sang
Đài Loan vào năm 1949.
Được mệnh danh là "đệ
nhất biệt thự Viễn đông", Nhìn từ trên cao, cung Mỹ Linh trông giống như một
viên ngọc lục bảo nằm trên mặt chuỗi dây chuyền thay đổi màu sắc theo mùa.
Vào mùa xuân và mùa hè là chuỗi dây chuyền màu xanh, sang mùa thu chuyển màu
vàng, cảnh tượng khiến cho bất cứ ai từng chiêm ngưỡng đều phải trầm trồ và say
đắm.. Đợi đến mùa đông, cả khu đồi phủ một
màu trắng xóa của tuyết.
Người ta nói rằng cung điện này được Tưởng Giới Thạch xây dựng để tặng Tống Mỹ Linh nhân dịp sinh nhật của bà. Nó chính là biểu tượng thể hiện tình yêu của ông. Xung quanh cung điện được bao phủ bởi "sợi dây chuyền" xanh thẫm của núi rừng càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của viên ngọc giữa thiên nhiên hùng vĩ. Trên thực tế, "sợi dây chuyền" này chính là con đường được trồng đầy cây Ngô đồng dẫn tới căn biệt thự. Cung điện bắt đầu được xây dựng từ năm 1931 và hoàn thành năm 1934, sau đó đặt theo tên của bà Tống Mỹ Linh do trong thời gian ở Nam Kinh, bà thường xuyên tới đây nghỉ ngơi thư giãn.
Tống Mỹ Linh, cũng được gọi là Bà Tưởng Giới Thạch 4 tháng 3 năm 1898 (có
ghi chép năm 1897) tại Thượng Hải, Trung Quốc, qua đời ngày 23 tháng 10 năm 2003 tại New York, Mỹ,
hưởng thọ 105 tuổi; Bà là phu nhân của Tưởng Giới Thạch tổng thống Trung Hoa Dân quốc nắm giữ chính quyền ở Trung Quốc từ năm 1925 -
1949 và sau này ở Đài Loan; bà đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của
Trung Hoa Dân quốc.
Trong ba chị em
nhà họ Tống, Tống Mỹ Linh nổi tiếng thích và theo đuổi quyền lực. Người Trung
Hoa có câu nói nổi tiếng về ba chị em gái nhà bà: đại tỷ ái tài, nhị tỷ ái quốc,
tam muội ái quyền nghĩa là chị cả yêu tiền, chị hai yêu nước, em ba yêu quyền lực.
Cung Mỹ Linh là biệt thự đơn lập lớn nhất ở
Nam Kinh, tổng diện tích 80.000m2, diện tích xây dựng 2.800m2, gồm nhà chính,
tháp cổng, phòng bảo vệ. , phòng xe và sân vườn. Cung Mỹ Linh cũng có thể nói
đây là một "Phượng Hoàng cung", hơn 1.000 tác phẩm điêu khắc phượng
hoàng bao quanh mái ngói tráng men, Giá trung bình của ngói tráng men rất đắt, mỗi
viên cao tới 5.000 đô la Mỹ, tất cả đều được đặt làm từ các nhà máy hàng đầu của
Nga. Mỗi viên ngói đều có in hình một con phượng hoàng bay, bên trong là các cột
và tường màu trắng ngọc bích. Một hàng hoa văn lông phượng trên các đầu cột dưới
mái hiên, và 34 hình phượng hoàng trên đá cẩm thạch trắng. 34 lan can trên ban
công phía nam của tầng hai bằng đá cẩm thạch trắng và 34 cột đèn xung quanh tòa
nhà trùng với sinh nhật của Tống Mỹ Linh vào ngày 4 tháng 3.
Tòa nhà chính là một cung điện ba gian hai
chái kiểu núi, hình dáng theo kiểu chính thống của triều đại nhà Minh và nhà
Thanh. Tòa nhà được chia thành một tầng hầm và ba tầng trên mặt đất. Cửa chính
hướng Bắc, có sân vườn bên ngoài tòa
nhà chính, có gác chắn, ngoài cửa có đường
ô tô vòng quanh, thẳng cổng tòa nhà chính là phòng tiếp tân và phòng thư ký.
Phía đông của tầng hầm có các phòng bảo vệ, phòng nghỉ các vệ binh, phòng giặt
đồ, nhà vệ sinh ..., phía đông là phòng giáo viên, phía tây là nhà bếp, phòng
chuẩn bị thức ăn.
Tầng 2 chủ yếu được sử dụng làm phòng tiếp
khách và phòng nghỉ, có đại sảnh, phòng khách, phòng ăn lớn tổ chức yến tiệc,
phòng ăn nhỏ cho 2 vợ chồng, phòng làm việc, phòng thư ký, phòng khiêu vũ. Sảnh
tầng 2 là nơi tổ chức yến tiệc
Tầng ba là phần ở, với một phòng khách nữ,
bốn phòng ngủ lớn, một phòng ăn nhỏ và một nhà bếp. Nội thất bên trong rất tinh
tế, với thảm màu tím-đỏ trên sàn và các bức tranh thư pháp của những người nổi
tiếng treo trên tường. Phòng tắm bên cạnh rất rộng rãi, bồn tắm bằng sứ trắng
tưởng như bình thường đều được nhập khẩu từ Anh quốc mà người bình thường khó
có thể tiếp cận được. Phòng ngủ của vợ chồng Tưởng và Tống ở tầng 3. Do thói
quen sinh hoạt của Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh khác nhau, phòng ngủ được
chia thành phòng ngủ chính bên trong và phòng ngủ thứ hai bên ngoài. Phòng
khách sau đó được đổi thành phòng cầu nguyện, Các đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc,
Stuart và Marshall, cũng đã từng đến đây cầu nguyện.
Chiếc xe Buick của Mỹ trước dinh thự là
chiếc xe đặc biệt mà Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh sử dụng vào những năm
1930. Bên ngoài có màu đen và biển số màu xanh 00385, đây là chiếc xe Buick
đương đại duy nhất còn lại ở Trung Quốc.