Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thiên Đàn Bắc Kinh, kiến trúc tế Trời lớn nhất Phương Đông

Nếu có dịp đến Bắc Kinh du lịch, ngoài Vạn lý Trường Thành và Cố Cung thì Thiên Đàn là những nơi nhất định phải tới tham quan, bởi vì kiến trúc này mang tính tiêu biểu cho trình độ tối cao của kiến trúc cổ Trung Quốc. Những ông vua luôn cho mình là Thiên tử, có nghĩa là con nhà trời, dùng thân phận Thiên tử để thống trị thiên hạ. Tế trời là nghi thức đã tồn tại 4 nghìn năm ở TQ, thể hiện sự sùng kính với trời đất, cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà, thiên hạ thái bình. Dưới triều đại Minh – Thanh, nghi thức này được tổ chức tại Thiên Đàn. Cái tên Thiên Đàn có ý nghĩa là Đàn Tế trời

Thiên Đàn được xây vào năm 1420, vị trí ở phía nam Cố Cung, rộng 2.73 triệu m2 gần gấp 4 lần so với Cố Cung Tử cấm thành. Thiên Đàn được chia thành nội đàn và ngoại đàn. Địa hình thấp ở phía nam và cao dần ở phía bắc, kiến trúc tập trung phía đông và trống ở phía tây, tất cả điều này đều tạo Tất cả bố cục này là để tạo cảm giác càng đi về phía bầu trời càng cao, trời là đấng tối thượng. Tạo Không khí của các hoạt động tế lễ Thiêng liêng hơn.

Các kiến trúc chủ yếu của Thiên Đàn đều tập trung ở hai đầu nam bắc, trục giữa trong nội đàn, đó là các cụm kiến trúc Viên Khâu, Hoàng Cung Vũ, kỳ cốc đàn - điện Kỳ Niên.

Viên Khâu là gò xây đá hình tròn, tượng trưng trời tròn, gồm ba tầng, cao 5,17 mét, đường kính lớp dưới 54,92 mét, lớp trên 23,65 mét mỗi tầng đều có lan can đá. Trung tâm của lớp trên là một phiến đá tròn, gọi là thiên tâm thạch, bên ngoài có chín khối đá hình nan quạt, tỏa rộng  theo bội số của chín. Hàng rào và cột nhà cũng dùng bội số chín hoặc chín để tượng trưng. số "dương".

Lễ tế trời của nhà vua hết sức cầu kỳ, thường diễn ra vào trước lúc bình minh của ngày Đông chí âm lịch (khoảng ngày 22/12). Nhà vua đích thân đến chủ trì lễ tế trời. Khi làm lễ, trước đàn phải treo đèn lồng, bên trong đốt ngọn nến to dài hơn một mét. Hàng lư hương đặt ở góc đông nam Viên Khâu, chủ yếu dùng để đốt những con vật và vải vóc tế trời. Trong lễ tế, khói hương nghi ngút, nhạc trống rền vang, bầu không khí hết sức trang nghiêm. Hoàng đế sẽ đứng tại vị trí của thiên tâm thạch để thực hiện nghi thức tế trời, “đối thoại với trời”. Với thiết kế chính xác, Âm thanh do người đứng ở trung tâm (hoàng đế) tạo ra sẽ được vọng lại ba lần bởi hàng rào xung quanh rồi quay trở lại vị trí trung tâm.

Tạo bầu không khí "đối thoại giữa trời và người". Như vậy là hoàn thành việc thờ cúng trời đất. Nghi lễ này. Nó thể hiện quan niệm về vương quyền trong xã hội phong kiến. Hoàng đế là người cai quản tất cả các dân tộc bởi "Phụng Thiên Thừa vận"

Hoàng Cung Vũ ở phía bắc Viên Khâu là một cung điện nhỏ một tầng, cũng mang hình tròn, ngày thường ở bên trong đặt các bài vị thần tế trời, Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường quây thành hình tròn, đây chính là bức vách hồi âm nổi tiếng. Vách hồi âm này hết sức kỳ diệu vì nếu đứng ở một bên, chỉ cần nói nhỏ là ở bên kia có thể nghe rõ mồn một.

 

Từ Hoàng Khung vũ đi lên phía bắc qua 1 con đường gọi là cầu Đan bệ, được được coi như trục thần đạo trong thiên đàn, dài 360m, rộng 30m, phía nam thấp cao dần lên phía bắc, chênh lệch 3m

Cuối cùng Cụm kiến trúc cúng tế chính khác của Thiên Đàn là kỳ cốc đàn và Kỳ Niên điện

cụm kiến trúc này bên dưới là kỳ cốc đàn có kết cấu tương tự là viên khâu đàn bên trên là kỳ niên điện. Kỳ niên điện là điện lớn hình tròn có ba tầng mái. Đây là nơi nhà vua đến cúng cầu vào mùa hè hằng năm cho mùa màng tươi tốt. Vì vậy, kiến trúc của Kỳ Niên điện cũng liên quan tới văn hóa nông nghiệp.

Điện Kỳ niên Được nâng đỡ bởi 28 cột gỗ lớn, các cột được sắp xếp theo hình tròn, ở giữa là 4 cột chính, cao 19,2 mét và đường kính 1,2 mét, đỡ mái hiên phía trên; 12 cột ở giữa đỡ mái hiên thứ hai, 12 cột ngoài cùng đỡ mái hiên thứ ba. Bốn cột ở giữa tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; mười hai cây cột lớn ở lớp giữa nhỏ hơn một chút tượng trưng cho 12 tháng trong năm; 12 cây cột bên ngoài tượng trưng cho 12 giờ trong ngày. Có tổng cộng 24 cây cột ở hai tầng trong và ngoài nước, tượng trưng cho 24 tiết khí. Ngoại trừ biểu tượng của các con số

Chức năng chính của các cột trụ là nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của điện. Hệ thống cột chống ba lớp mái hiên lần lượt từ trong ra ngoài, cột, dầm, xà, đấu..được kết nối rất phức tạp và khoa học. Tuy không có 1 cây đinh sắt nào nhưng lại vô cùng vững chắc.

Ngoài cụm kiến trúc chính là Viên Khâu và điện Kỳ Niên ra, còn có nhiều công trình phụ trợ khác như:
Trai cung: là nơi hoàng đế trai giới, tắm rửa tẩy trần chuẩn bị trang phục tế lễ

 Thần nhạc tự là nơi ở của các nhạc công và vũ công, sở sát sinh là nơi nuôi và giết mổ súc vật dùng để tế trời

Các thợ thời cổ Trung Quốc đã phát huy trí tưởng tượng hết sức phong phú trong quá trình xây dựng Thiên Đàn. Ví dụ, màu sắc của kiến trúc có nhiều sự đột phá. Cung điện của các nhà vua Trung Quốc chủ yếu lợp mái màu vàng, tượng trưng cho vương quyền. Nhưng kiến trúc của Thiên Đàn, các thợ xây dựng lại sử dụng mái ngói xanh lam tượng trưng cho trời, làm nền màu chính của kiến trúc. Như mái tường của vách hồi âm, của Hoàng cung Vũ và điện Kỳ Niên cũng như hai điện phụ và mái nhà của các khuôn viên đều là lợp mái lưu ly xanh lam.

Năm 1998, Thiên Đàn được đưa vào “Danh mục di sản thế giới”. Ủy ban di sản thế giới đánh giá rằng: “Là cụm kiến trúc cúng tế cổ đại lớn nhất còn tồn tại của Trung Quốc ngày nay, Thiên Đàn nổi tiếng với bố cục quy hoạch nghiêm chỉnh, kết cấu kiến trúc đặc biệt, trang trí kiến trúc đẹp mắt, không những chiếm địa vị quan trọng trên lịch sử kiến trúc Trung Quốc, mà còn là di sản quý giá của nghệ thuật kiến trúc thế giới”.

 



Thăm Cung Vương Phủ để biết Đệ nhất quan tham Hòa Thân giàu cỡ nào

Đến với Bắc Kinh, nơi hội tụ văn hóa ngàn năm lịch sử Trung Hoa, bạn có thể khám phá rất nhiều nơi, rất nhiều cảnh đẹp nhưng có một điểm đến nhất định phải ghé qua đó chính là Cung Vương phủ, dinh thự của Hòa Thân – nhà của tên quan tham nhũng số 1 lịch sử phong kiến Trung Quốc. 



Cung vương phủ là một trong những Vương phủ nhà Thanh được bảo tồn hoàn hảo nhất của Trung Quốc. Chủ nhân của Phủ này đều là những người có uy quyền uy nhất thời nhà Thanh, đứng "dưới 1 người, trên vạn người", 1 vị là sủng thần của vua Càn Long - Hòa Thân là người dồn rất nhiều công sức tôn tạo, mất tới 13 năm xây dựng phủ đệ này, người thứ 2 là Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân, con thứ 17 của Càn Long, em trai của vua Gia Khánh , và người thứ 3 là em thứ sáu của vua Hàm Phong - Cung Thân vương Dịch Hân. Cái tên Cung Vương Phủ cũng từ Cung Thân Vương mà ra. Vương Phủ hàm chứa hết những tinh túy, cao thâm của văn hóa Vương phủ đời Thanh. Phủ đệ này được xây dựng từ lúc nhà Thanh cực thịnh thời Càn Long cho đến lúc đế chế suy tàn trải qua 7 đời vua. Thế mới có câu "Một tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều". Chúng ta cùng xem những gì được gọi là tinh túy của văn hóa Phủ đệ này

Thứ nhất là vị trí phong thủy cực tốt: Cung Vương Phủ nằm trên đường tiếp giáp giữa hai hồ nước lớn là Hậu Hải và Bắc Hải, có long mạch Thủy Long, là long mạch thứ 2 của bắc kinh sau Thổ long của tử cấm thành, mà thủy là tượng trưng cho tiền tài. Cung Vương Phủ ở vị trí tụ Thủy. Nam bắc sâu 330m, đông tây rộng 180m, diện tích 61120m2, nhà cửa 32260m2, hoa viên 28860m2.

Thứ hai về phong cách kiến trúc: Phủ được bố trí theo kiểu "Tam Lộ Ngũ Tiến", tức là bố cục tổng thể có 3 con đường trục đông trung và tây song song kết hợp hoàn hảo 5 Tứ Hợp viện theo chiều dọc, trùng với ngũ hành.

Tứ hợp viện là mô hình kiến trúc đặc trưng nhất của kinh thành Bắc Kinh, cho dù là hộ gia đình hay nơi ở hoàng gia đều nhấn mạnh tính đối xứng, trước sau ngăn rõ ràng. Phía trước hẹp phía sau rộng mang ý nghĩa tụ tài tụ phúc.

Trong hệ thống xã hội phong kiến có sự phân chia thứ bậc rõ rệt trong gia đình, và cách bố trí tứ hợp viện là một hiện thân trực quan của ý tưởng này. Cha mẹ, con cái, người hầu và các thành viên khác trong gia đình thuộc các tầng lớp khác nhau. Các tòa nhà cần phải thể hiện rõ ràng ý thức đạo đức có trật tự và tôn trọng này thông qua vị trí, hướng, chiều rộng và chiều cao của chúng

Toàn bộ dinh thự được xuyên suốt bởi một trục trung tâm nghiêm ngặt, mái chính điện sử dụng ngói ống tráng men xanh và hình các con thú, là hiện thân cho bản sắc của hoàng tử. Cung Vương Phủ tuân theo quan niệm thứ bậc của nhà Thanh, từ bố cục kiến ​​trúc, kích thước, cấu trúc đến thiết kế trang trí, ở khắp mọi nơi đều có những quy tắc chính trị và đạo đức mạnh mẽ.

Dọc theo trục trung tâm có Ngân An điện, Gia Lạc đường, tích tấn trai, đa phúc hiên, lạc đạo đường là những kiến trúc chính, sau cùng là tòa nhà 2 tầng có 108 phòng dài 156m từ đông sang tây, tường sau có 88 cửa sổ, đây chính là nhà kho chứa khối tài sản khổng lồ của viên quan họ Hòa

Phía sau là Hoa viên có tên là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Cổng giữa Hoa viên mang phong cách Tây dương, được coi là báu vật kiến trúc sau khi Viên Minh Viên bị thiêu hủy. Có hồ nước thiết kế chỉ cho nước chảy vào không thể chảy ra. Có tòa lầu lớn trên núi nhân tạo để ngắm trăng, ngâm thơ, đọc sách. Với lỗi đi lên là một hành lang dài với những chiếc cột được trang trí hoa văn tỉ mỉ. Lối đi này khá dốc, không có bậc, biểu thị cho con đường thăng quan tiến chức luôn hanh thông.

Trong hoa viên có 2 ngọn núi nhân tạo, Phía trong mỗi ngọn núi, ông cho đặt một vật trấn trạch. Vật trấn trạch thứ nhất là một con tỳ hưu rất lớn được tạc bằng ngọc phỉ thúy xanh vô cùng quý hiếm, quý hiếm hơn cả tỳ hưu của Càn Long. Vật trấn trạch thứ hai là tấm bia chữ “Phúc” do chính vua Khang Hy ngự bút, bị Hòa Thân chiếm làm của riêng.

Khang Hy vốn là một bậc thầy về thư pháp, nhưng lại rất ít khi đề chữ. Năm xưa, có lần Hiếu Trang thái hoàng thái hậu bệnh nặng, có người hiến kế cho Hoàng đế lập đàn cầu phúc. Khang Hy làm theo các này, trai giới 3 ngày, sau đó ngự bút viết một chữ Phúc, chữ này sau đó được tạo tác lên bia đá. Nhờ phương pháp cổ xưa ấy, Hiếu Trang quả nhiên khỏi bệnh. Chữ Phúc trên tấm bia kia cũng được coi là "thiên hạ đệ nhất phúc" Chiết tự trong chữ Phúc này có đa điền, đa tử đa thọ đa tài đa phúc. Sau này, không rõ nhờ cách gì mà Hòa Thân đem được tấm bia quý giá ấy về biệt phủ của mình.

Hòa Thân lúc sinh thời từng là sủng thần của Hoàng Đế Càn Long, là một tham quan nức tiếng và một tay chơi có hạng. Sự giàu có xa hoa của Hòa Thân còn “vượt mặt” cả bậc Quân Vương, tức vua Càn Long lúc bấy giờ. Hòa Thân xuất thân là công tử Mãn Châu, chính hồng kỳ nhưng lại mồ côi cha mẹ và có cuộc sống khá vất vả. Không như những con em quý tộc Mãn khác xây dựng sự nghiệp bằng cưỡi ngựa bắn cung, ông nỗ lực học hành, thuộc đủ loại tứ thư ngũ kinh, thậm chí tinh ý học theo cả nét chữ của Càn Long. Vốn ông thông minh cơ trí hơn người, biết vận dụng thời cơ, biết đón đúng tâm lý nên ông được Càn Long vô cùng yêu quý và tiến thân rất nhanh, từ một thị vệ trải thăng qua các vị trí rồi lên đến chức quan Nhất phẩm Đại học sỹ nhà thanh, tước vị công tước.

Tương truyền, có lần Càn Long hỏi Hoà Thân: "Khanh là trung thần hay gian thần?".

Hoà Thân đáp: "Thần không phải trung thần, cũng không phải gian thần. Thần là nịnh thần".

Vua Càn Long hỏi tại sao, Hoà Thân lại tiếp tục đáp: "Trung thần rồi cũng sẽ bị giết. Gian thần càng bị giết. Chỉ có nịnh thần là sống lâu nhất"!

Được bảo đảm bởi sự ưu ái của Càn Long, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan trường. Trong 24 năm làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng và gom được số của cải lớn tới mức khó tin. Trở thành hình tượng tên quan tham nhũng nổi tiếng nhất trong lịch sử

Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong dân gian có tương truyền rằng "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước tính vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Vì thế trong dân gian có câu nói châm biếm vần miệng là: "Hòa Thân ngã ngựa, Gia Khánh ăn no".

Theo ghi chép, Sự giàu sang của ông ta được thể hiện qua số tài sản bị tịch thu, gồm có:

·        Những dinh thự có tổng cộng 3.000 phòng, đất đai 8.000 mẫu (khoảng 32 km²)

·        42 ngân hàng

·        75 tiệm cầm đồ

·        Vàng bạc châu báu, đồ cổ, vải vóc quần áo nhiều vô kể

·        Ngoài ra có đến 600 tì thiếp trong phủ, còn gia nhân thì không tính hết

Khi Càn Long đế băng hà, Gia Khánh lập tức bắt Hòa Thân thủ linh như một hình thức giam lỏng rồi tiến hành điều tra, kết tội. Hòa Thân có kết cục buồn nhưng so với những gì đã gây ra thì việc được Gia Khánh ban cho cái chết bằng dải lụa trắng đã là may mắn vô cùng cho hắn.

 

                                                                                         


Thiên Đàn Bắc Kinh, kiến trúc tế Trời lớn nhất Phương Đông

Nếu có dịp đến Bắc Kinh du lịch, ngoài Vạn lý Trường Thành và Cố Cung thì Thiên Đàn là những nơi nhất định phải tới tham quan, bở...