Hiển thị các bài đăng có nhãn Lăng mộ Chu Nguyên Chương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lăng mộ Chu Nguyên Chương. Hiển thị tất cả bài đăng

Minh Hiếu Lăng quy mô vĩ đại vượt qua lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Nhắc đến lăng mộ các vua chúa Trung Quốc, ta thường nghĩ đến lăng mộ Tần Thủy Hoàng, với vô số điều kỳ bí đang dần hé lộ khiến thế giới kinh ngạc. Tuy nhiên, chúng ta ít biết rằng, có một lăng mộ còn lớn gấp nhiều lần lăng Tần Thủy Hoàng. Thậm chí, đây được coi là lăng mộ lớn nhất thế giới. Đó chính là lăng mộ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đời nhà Minh tên là Minh Hiếu Lăng.



Minh Hiếu Lăng lấy tên bắt nguồn từ tên hiệu của Mã hoàng hậu, được xây dựng vào năm 1381 là năm Hồng Vũ thứ 14 và hoàn thành vào đời con trai ông, năm 1405 Vĩnh lạc thứ ba triều đại nhà Minh. Nó sử dụng tới 100.000 người và kéo dài 25 năm. Và trong thời nhà Minh có tới 10 ngàn quân sĩ đồn trú, ngày đêm tuần tra bảo vệ cho giấc ngủ của hoàng đế. Nói về Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (sinh 1328 –mất 1398) là vị Hoàng đế khai sáng và đặt nền móng vững chắc cho vương triều Đại Minh nắm quyền cai trị Trung Hoa trong gần 3 thế kỷ. Bởi vậy mà mỗi khi nhắc tới thời kỳ tại vị của vị Hoàng đế này, các sử gia vẫn thường gọi đó là giai đoạn "Hồng Vũ chi trị".

Mặc dù sở hữu nhiều công lao và thường được xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng Chu Nguyên Chương lúc lập nghiệp thường xuyên chinh chiến khắp nơi, sau khi lên ngôi lại tru diệt sạch sẽ công thần đã vào sinh ra tử với mình, nên ông sở hữu không ít kẻ thù. Lịch sử ghi lại, ngày an táng hoàng đế Chu Nguyên Chương, có tới 13 cỗ quan tài cùng lúc đi qua 13 cổng thành, rồi đưa vào khu vực nào của ngôi mộ thì không ai biết.

Tọa lạc núi Tử Kim sơn, sơn thủy bao quanh, Minh Hiếu Lăng có quy mô lớn và bố cục chặt chẽ, tổng diện tích hơn 1,7 triệu mét vuông, kế thừa phong cách lăng mộ Ỷ sơn vi lăng đời Đường Tống và phát triển trở thành lăng mộ chủ trong phong cách kiến trúc của hơn 20 lăng mộ đời Minh – Thanh. Mở đầu cho phong cách lăng mộ Tiền triều hậu tẩm, tính toán kỹ yếu tố phong thủy lưng dựa núi, mặt nhìn sông, hai vai có tả thanh long hữu bạch hổ, rồng chầu hổ phục. Ai đã từng thăm 13 lăng triều Minh tại Bắc Kinh đều có bố cục kiến trúc như vậy. Minh Hiếu Lăng đã trải qua hơn 600 năm thăng trầm, kết cấu bằng gỗ của nhiều công trình không còn nữa nhưng cách bài trí của lăng vẫn giữ được phong cách tráng lệ ban đầu. Chiều Nam Bắc sâu 2,62 km từ cổng Hạ mã phường đến Bảo Thành, tòa nhà chính của lăng được bao quanh bởi những bức tường với chu vi là 2,25 km

Bố cục toàn thể khu lăng mộ chia làm 2 phần lớn: Phần thứ nhất là những công trình dọc theo đường Thần Đạo từ cổng hạ mã, đại kim môn tới Văn võ phương môn. Phần thứ 2 là phần chủ thể, từ văn võ phương môn đến phương thành minh lầu, điểm cuối là bảo đỉnh.

Cổng hạ mã: là cổng bằng đá, rộng 4,94 mét, cao 7,85 mét, trên có hình vuông có khắc sáu chữ Chư ti quan viên hạ mã, để chỉ các quan vào nhà Minh phải xuống ngựa và đi bộ để biểu thị sự uy nghiêm của lăng Hoàng đế Zhu Yuanzhang

Nhà bia Thần công thánh đức, còn gọi là tứ phương thành, do Minh Thành Tổ Chu Đệ xây năm 1413. Bên trong dựng tấm bia đá cao 8.78m, nội dung do Chu Đệ viết ca tụng công lao của cha mình Chu Nguyên Chương. Đây là hạng mục xây sau cùng, nếu tính cả công trình này thì toàn bộ Minh Hiếu Lăng xây dựng kéo dài hơn 30 năm.

Đường thần đạo: Thần đạo hay còn gọi là đường tượng đá, dài 615m, kéo dài từ đông sang tây bắc, hai bên có sáu loại thú bằng đá là sư tử, giải trãi, lạc đà, voi, kỳ lân, ngựa, mỗi loại có 2 đôi, tổng số 12 đôi, mỗi loại 24 con. trong đó quỳ gối vào nhau và đứng bên lề đường

Những con thú đá này là hiện thân của những yêu cầu về nghi thức trong lăng mộ hoàng gia , và mỗi con mang một ý nghĩa riêng: sư tử là vua của muôn loài thần thú, thể hiện sự uy nghiêm của hoàng đế. Nó không chỉ là biểu tượng của quyền lực triều đình mà còn có vai trò trong việc trấn áp và xua đuổi tà ma

Trong số sáu con thú bằng đá của Thần đạo Minh Tiểu Linh , con voi là con lớn nhất, nặng 80 tấn. Để chở những con thú bằng đá này đến Thần đạo , vào mùa đông, nước đã phun xuống đường để tạo thành băng và nhiệm vụ vận chuyển được hoàn thành bằng cách nhân lực đẩy và lăn trượt trên đường đóng băng. 

Không giống với những con đường thần đạo của tất cả lăng mộ khác theo một công thức chung là đường thẳng ở trục giữa, đường thần đạo tại Minh Hiếu lăng có hình cong, đi từ hướng đông nam vòng qua núi Mai Hoa tới phía Bắc. Điều này có 2 ý nghĩa về phong thủy. Thứ nhất, núi minh hoa trước mặt chính là nơi đặt lăng mộ Tôn Quyền thời Tam quốc, khi xây dựng lăng có người kiến nghị dời ngội mộ Tôn Quyền đi, nhưng Chu Nguyên Chương nói, Tôn Quyền cũng là một bậc anh hùng hảo hán, để ông ta làm thần trấn cửa. Thứ hai, đường hình vòng cung như vậy đã đi theo đúng hình dáng của Bắc đẩu thất tinh, chòm sao sáng nhất trong thập nhị bát tú. Ví cuộc đời và công trạng của Chu Nguyên Chương sáng như sao Bắc đẩu.

Văn võ phương môn: Trong bố cục tiền triều hậu tẩm của khu lăn mộ, cổng này chính là cổng chính bắt đầu vào khu tiền triều, tương đương với cổng ngọ môn tại tử cấm thành

Trị long đường tống bia: Sự uy nghiêm của Minh Hiếu Lăng được chứng minh bởi nhiều người là bậc quân vương, chí tôn thiên hạ đã cúi đầu trước ngôi mộ. Vào thời nhà Thanh là Khang Càn nhị Đế, Chỉ cần hai ông vua đi đến nam sông Dương Tử, nhất định sẽ đến bái kiến ​​Minh Hiếu Lăng, Khang Hy khi xuống Giang Nam, muốn xoa dịu và lấy lòng người Hán đã 3 quỳ 9 lạy trước Minh Hiếu Lăng. Tấm bia “trị long đường tống bia” được dựng lên bởi Khang Hy khi lần thứ ba Hoàng đế này đến thăm lăng mộ khi vi hành phía nam sông Dương Tử vào năm 1699. Tấm bia cao 3,85m, rộng 1,42m, dày 0,38m có ý nghĩa ca ngợi chiến lược điều hành đất nước của Minh Thái Tổ vượt qua Đường Thái Tông Lý Thế Dân và Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận. 

Sau khi Hồng Tú Toàn vào Nam Kinh và thành lập Thái Bình Thiên Quốc, việc đầu tiên ông ta làm là dẫn các quan chức dân sự và quân sự của Thái Bình Thiên Quốc quỳ xuống khóc trước Minh Hiếu Lăng, tự nhận mình là đứa con bất hiếu của Chu Nguyên Chương.

Sau Cách mạng năm 1911, Tôn Trung Sơn nhậm chức tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh, ông đã đặc biệt đến Minh Hiếu Lăng để chiêm bái, bày tỏ mong muốn đánh đuổi người Mãn Thanh và khôi phục Trung Quốc.

Minh Hiếu Lăng đã thu hút anh hùng quỳ gối như vậy, bởi vì nó không chỉ là lăng mộ của vị hoàng đế sáng lập Chu Nguyên Chương của nhà Minh, mà còn đại diện cho sự thống trị của nhà Hán. Người Hán vốn tự hào cho rằng chủng tộc Hoa Hạ là trung tâm của đất trời, nên gọi là trung hoa. Nhưng niềm tự hào đó luôn bị đe dọa và chà đạp bởi những kẻ xâm lược phương Bắc. Và Chu Nguyên Chương xuất thân nghèo khổ có thể tay không dựng nghiệp lớn, đánh đuổi được người Mông Cổ và giành lại quyền tự chủ của người Hán ở Trung Nguyên.

Ngự hà kiều đi qua 1 con lạch nhỏ, từ ngoài vào trong có tổng cộng 3 con lạch vắt ngang như vậy. Những con lạch vừa mang ý nghĩa phong thủy vừa có tác dụng thoát nước rất lớn

Phương Thành: Đông Tây 75.2m, nam bắc 30.9m. Đây là kiến trúc lớn nhất còn sót lại, sát sau phương thành là bảo đỉnh, từ đây có đường hầm rất kiên cố để đi lên minh lầu, con đường đi xuống địa cung cũng xuất phát từ đây.

Minh lầu: đông tây 39.4m bắc nam 18.5m, nam nhìn ra phía trước có 3 cửa, bắc nhìn về đồi sau có 1 cửa

Bảo Đỉnh: là ngọn đồi có tên là Độc Long Phụ, hình tròn đường kính 400m, các nhà khoa học phát hiện có đến 60% quả núi Độc Long là do con người đắp lên. Dấu tích để lại là những hòn đá cuội rất lớn, nặng cả chục tấn được sắp xếp có thứ tự, hàng lối có tác dụng ngừa xói lở và vừa là một dạng bẫy đá chống đào trộm mộ.  Bên trên xây tường dày khoảng 1m bằng gạch Minh, mỗi viên gạch đều có khắc tên xưởng sản xuất ra nó.

Phần âm dưới núi Độc Long chưa có dấu hiệu bị xâm phạm, các nhà khoa học sử dụng máy móc để thám sát cho thấy, trong lòng núi có địa cung ngầm. Trung tâm của địa cung nằm ở độ sâu vài chục mét trong lòng núi Độc Long phụ, diện tích hơn 4000m2, gấp 3 lần địa cung Định Lăng đã khai quật ở Bắc Kinh (Vạn Lịch hoàng đế). Các đường dẫn vào địa cung vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Các nhà khoa học cũng khẳng định bên trong địa cung là vô số ngọc ngà, châu báu, mà số lượng phải tính bằng hàng trăm tấn. Trên tường, trần địa cung là vô số bích họa, các vật điêu khắc tinh mỹ. Trong gian hậu cung là 2 quan tài, có thể là của Chu Nguyên Chương và Mã hoàng hậu.

Sử sách cũng ghi chép rõ ràng, lúc Chu Nguyên Chương băng hà, năm 1398, chiếu theo di chúc tiên đế, Chu Doãn Văn đã ra lệnh chôn theo toàn bộ cung phi chưa từng sinh nở theo tiên đế. Mệnh lệnh tuẫn táng ban ra, cả triều đình hỗn loạn, tiếng khóc ai oán khắp nơi. Chính vì thế, sẽ có rất nhiều hài cốt phụ nữ được tìm thấy trong Minh Hiếu Lăng.


Thiên Đàn Bắc Kinh, kiến trúc tế Trời lớn nhất Phương Đông

Nếu có dịp đến Bắc Kinh du lịch, ngoài Vạn lý Trường Thành và Cố Cung thì Thiên Đàn là những nơi nhất định phải tới tham quan, bở...