Thiên Đàn Bắc Kinh, kiến trúc tế Trời lớn nhất Phương Đông

Nếu có dịp đến Bắc Kinh du lịch, ngoài Vạn lý Trường Thành và Cố Cung thì Thiên Đàn là những nơi nhất định phải tới tham quan, bởi vì kiến trúc này mang tính tiêu biểu cho trình độ tối cao của kiến trúc cổ Trung Quốc. Những ông vua luôn cho mình là Thiên tử, có nghĩa là con nhà trời, dùng thân phận Thiên tử để thống trị thiên hạ. Tế trời là nghi thức đã tồn tại 4 nghìn năm ở TQ, thể hiện sự sùng kính với trời đất, cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà, thiên hạ thái bình. Dưới triều đại Minh – Thanh, nghi thức này được tổ chức tại Thiên Đàn. Cái tên Thiên Đàn có ý nghĩa là Đàn Tế trời

Thiên Đàn được xây vào năm 1420, vị trí ở phía nam Cố Cung, rộng 2.73 triệu m2 gần gấp 4 lần so với Cố Cung Tử cấm thành. Thiên Đàn được chia thành nội đàn và ngoại đàn. Địa hình thấp ở phía nam và cao dần ở phía bắc, kiến trúc tập trung phía đông và trống ở phía tây, tất cả điều này đều tạo Tất cả bố cục này là để tạo cảm giác càng đi về phía bầu trời càng cao, trời là đấng tối thượng. Tạo Không khí của các hoạt động tế lễ Thiêng liêng hơn.

Các kiến trúc chủ yếu của Thiên Đàn đều tập trung ở hai đầu nam bắc, trục giữa trong nội đàn, đó là các cụm kiến trúc Viên Khâu, Hoàng Cung Vũ, kỳ cốc đàn - điện Kỳ Niên.

Viên Khâu là gò xây đá hình tròn, tượng trưng trời tròn, gồm ba tầng, cao 5,17 mét, đường kính lớp dưới 54,92 mét, lớp trên 23,65 mét mỗi tầng đều có lan can đá. Trung tâm của lớp trên là một phiến đá tròn, gọi là thiên tâm thạch, bên ngoài có chín khối đá hình nan quạt, tỏa rộng  theo bội số của chín. Hàng rào và cột nhà cũng dùng bội số chín hoặc chín để tượng trưng. số "dương".

Lễ tế trời của nhà vua hết sức cầu kỳ, thường diễn ra vào trước lúc bình minh của ngày Đông chí âm lịch (khoảng ngày 22/12). Nhà vua đích thân đến chủ trì lễ tế trời. Khi làm lễ, trước đàn phải treo đèn lồng, bên trong đốt ngọn nến to dài hơn một mét. Hàng lư hương đặt ở góc đông nam Viên Khâu, chủ yếu dùng để đốt những con vật và vải vóc tế trời. Trong lễ tế, khói hương nghi ngút, nhạc trống rền vang, bầu không khí hết sức trang nghiêm. Hoàng đế sẽ đứng tại vị trí của thiên tâm thạch để thực hiện nghi thức tế trời, “đối thoại với trời”. Với thiết kế chính xác, Âm thanh do người đứng ở trung tâm (hoàng đế) tạo ra sẽ được vọng lại ba lần bởi hàng rào xung quanh rồi quay trở lại vị trí trung tâm.

Tạo bầu không khí "đối thoại giữa trời và người". Như vậy là hoàn thành việc thờ cúng trời đất. Nghi lễ này. Nó thể hiện quan niệm về vương quyền trong xã hội phong kiến. Hoàng đế là người cai quản tất cả các dân tộc bởi "Phụng Thiên Thừa vận"

Hoàng Cung Vũ ở phía bắc Viên Khâu là một cung điện nhỏ một tầng, cũng mang hình tròn, ngày thường ở bên trong đặt các bài vị thần tế trời, Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường quây thành hình tròn, đây chính là bức vách hồi âm nổi tiếng. Vách hồi âm này hết sức kỳ diệu vì nếu đứng ở một bên, chỉ cần nói nhỏ là ở bên kia có thể nghe rõ mồn một.

 

Từ Hoàng Khung vũ đi lên phía bắc qua 1 con đường gọi là cầu Đan bệ, được được coi như trục thần đạo trong thiên đàn, dài 360m, rộng 30m, phía nam thấp cao dần lên phía bắc, chênh lệch 3m

Cuối cùng Cụm kiến trúc cúng tế chính khác của Thiên Đàn là kỳ cốc đàn và Kỳ Niên điện

cụm kiến trúc này bên dưới là kỳ cốc đàn có kết cấu tương tự là viên khâu đàn bên trên là kỳ niên điện. Kỳ niên điện là điện lớn hình tròn có ba tầng mái. Đây là nơi nhà vua đến cúng cầu vào mùa hè hằng năm cho mùa màng tươi tốt. Vì vậy, kiến trúc của Kỳ Niên điện cũng liên quan tới văn hóa nông nghiệp.

Điện Kỳ niên Được nâng đỡ bởi 28 cột gỗ lớn, các cột được sắp xếp theo hình tròn, ở giữa là 4 cột chính, cao 19,2 mét và đường kính 1,2 mét, đỡ mái hiên phía trên; 12 cột ở giữa đỡ mái hiên thứ hai, 12 cột ngoài cùng đỡ mái hiên thứ ba. Bốn cột ở giữa tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; mười hai cây cột lớn ở lớp giữa nhỏ hơn một chút tượng trưng cho 12 tháng trong năm; 12 cây cột bên ngoài tượng trưng cho 12 giờ trong ngày. Có tổng cộng 24 cây cột ở hai tầng trong và ngoài nước, tượng trưng cho 24 tiết khí. Ngoại trừ biểu tượng của các con số

Chức năng chính của các cột trụ là nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của điện. Hệ thống cột chống ba lớp mái hiên lần lượt từ trong ra ngoài, cột, dầm, xà, đấu..được kết nối rất phức tạp và khoa học. Tuy không có 1 cây đinh sắt nào nhưng lại vô cùng vững chắc.

Ngoài cụm kiến trúc chính là Viên Khâu và điện Kỳ Niên ra, còn có nhiều công trình phụ trợ khác như:
Trai cung: là nơi hoàng đế trai giới, tắm rửa tẩy trần chuẩn bị trang phục tế lễ

 Thần nhạc tự là nơi ở của các nhạc công và vũ công, sở sát sinh là nơi nuôi và giết mổ súc vật dùng để tế trời

Các thợ thời cổ Trung Quốc đã phát huy trí tưởng tượng hết sức phong phú trong quá trình xây dựng Thiên Đàn. Ví dụ, màu sắc của kiến trúc có nhiều sự đột phá. Cung điện của các nhà vua Trung Quốc chủ yếu lợp mái màu vàng, tượng trưng cho vương quyền. Nhưng kiến trúc của Thiên Đàn, các thợ xây dựng lại sử dụng mái ngói xanh lam tượng trưng cho trời, làm nền màu chính của kiến trúc. Như mái tường của vách hồi âm, của Hoàng cung Vũ và điện Kỳ Niên cũng như hai điện phụ và mái nhà của các khuôn viên đều là lợp mái lưu ly xanh lam.

Năm 1998, Thiên Đàn được đưa vào “Danh mục di sản thế giới”. Ủy ban di sản thế giới đánh giá rằng: “Là cụm kiến trúc cúng tế cổ đại lớn nhất còn tồn tại của Trung Quốc ngày nay, Thiên Đàn nổi tiếng với bố cục quy hoạch nghiêm chỉnh, kết cấu kiến trúc đặc biệt, trang trí kiến trúc đẹp mắt, không những chiếm địa vị quan trọng trên lịch sử kiến trúc Trung Quốc, mà còn là di sản quý giá của nghệ thuật kiến trúc thế giới”.

 



Thăm Cung Vương Phủ để biết Đệ nhất quan tham Hòa Thân giàu cỡ nào

Đến với Bắc Kinh, nơi hội tụ văn hóa ngàn năm lịch sử Trung Hoa, bạn có thể khám phá rất nhiều nơi, rất nhiều cảnh đẹp nhưng có một điểm đến nhất định phải ghé qua đó chính là Cung Vương phủ, dinh thự của Hòa Thân – nhà của tên quan tham nhũng số 1 lịch sử phong kiến Trung Quốc. 



Cung vương phủ là một trong những Vương phủ nhà Thanh được bảo tồn hoàn hảo nhất của Trung Quốc. Chủ nhân của Phủ này đều là những người có uy quyền uy nhất thời nhà Thanh, đứng "dưới 1 người, trên vạn người", 1 vị là sủng thần của vua Càn Long - Hòa Thân là người dồn rất nhiều công sức tôn tạo, mất tới 13 năm xây dựng phủ đệ này, người thứ 2 là Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân, con thứ 17 của Càn Long, em trai của vua Gia Khánh , và người thứ 3 là em thứ sáu của vua Hàm Phong - Cung Thân vương Dịch Hân. Cái tên Cung Vương Phủ cũng từ Cung Thân Vương mà ra. Vương Phủ hàm chứa hết những tinh túy, cao thâm của văn hóa Vương phủ đời Thanh. Phủ đệ này được xây dựng từ lúc nhà Thanh cực thịnh thời Càn Long cho đến lúc đế chế suy tàn trải qua 7 đời vua. Thế mới có câu "Một tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều". Chúng ta cùng xem những gì được gọi là tinh túy của văn hóa Phủ đệ này

Thứ nhất là vị trí phong thủy cực tốt: Cung Vương Phủ nằm trên đường tiếp giáp giữa hai hồ nước lớn là Hậu Hải và Bắc Hải, có long mạch Thủy Long, là long mạch thứ 2 của bắc kinh sau Thổ long của tử cấm thành, mà thủy là tượng trưng cho tiền tài. Cung Vương Phủ ở vị trí tụ Thủy. Nam bắc sâu 330m, đông tây rộng 180m, diện tích 61120m2, nhà cửa 32260m2, hoa viên 28860m2.

Thứ hai về phong cách kiến trúc: Phủ được bố trí theo kiểu "Tam Lộ Ngũ Tiến", tức là bố cục tổng thể có 3 con đường trục đông trung và tây song song kết hợp hoàn hảo 5 Tứ Hợp viện theo chiều dọc, trùng với ngũ hành.

Tứ hợp viện là mô hình kiến trúc đặc trưng nhất của kinh thành Bắc Kinh, cho dù là hộ gia đình hay nơi ở hoàng gia đều nhấn mạnh tính đối xứng, trước sau ngăn rõ ràng. Phía trước hẹp phía sau rộng mang ý nghĩa tụ tài tụ phúc.

Trong hệ thống xã hội phong kiến có sự phân chia thứ bậc rõ rệt trong gia đình, và cách bố trí tứ hợp viện là một hiện thân trực quan của ý tưởng này. Cha mẹ, con cái, người hầu và các thành viên khác trong gia đình thuộc các tầng lớp khác nhau. Các tòa nhà cần phải thể hiện rõ ràng ý thức đạo đức có trật tự và tôn trọng này thông qua vị trí, hướng, chiều rộng và chiều cao của chúng

Toàn bộ dinh thự được xuyên suốt bởi một trục trung tâm nghiêm ngặt, mái chính điện sử dụng ngói ống tráng men xanh và hình các con thú, là hiện thân cho bản sắc của hoàng tử. Cung Vương Phủ tuân theo quan niệm thứ bậc của nhà Thanh, từ bố cục kiến ​​trúc, kích thước, cấu trúc đến thiết kế trang trí, ở khắp mọi nơi đều có những quy tắc chính trị và đạo đức mạnh mẽ.

Dọc theo trục trung tâm có Ngân An điện, Gia Lạc đường, tích tấn trai, đa phúc hiên, lạc đạo đường là những kiến trúc chính, sau cùng là tòa nhà 2 tầng có 108 phòng dài 156m từ đông sang tây, tường sau có 88 cửa sổ, đây chính là nhà kho chứa khối tài sản khổng lồ của viên quan họ Hòa

Phía sau là Hoa viên có tên là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Cổng giữa Hoa viên mang phong cách Tây dương, được coi là báu vật kiến trúc sau khi Viên Minh Viên bị thiêu hủy. Có hồ nước thiết kế chỉ cho nước chảy vào không thể chảy ra. Có tòa lầu lớn trên núi nhân tạo để ngắm trăng, ngâm thơ, đọc sách. Với lỗi đi lên là một hành lang dài với những chiếc cột được trang trí hoa văn tỉ mỉ. Lối đi này khá dốc, không có bậc, biểu thị cho con đường thăng quan tiến chức luôn hanh thông.

Trong hoa viên có 2 ngọn núi nhân tạo, Phía trong mỗi ngọn núi, ông cho đặt một vật trấn trạch. Vật trấn trạch thứ nhất là một con tỳ hưu rất lớn được tạc bằng ngọc phỉ thúy xanh vô cùng quý hiếm, quý hiếm hơn cả tỳ hưu của Càn Long. Vật trấn trạch thứ hai là tấm bia chữ “Phúc” do chính vua Khang Hy ngự bút, bị Hòa Thân chiếm làm của riêng.

Khang Hy vốn là một bậc thầy về thư pháp, nhưng lại rất ít khi đề chữ. Năm xưa, có lần Hiếu Trang thái hoàng thái hậu bệnh nặng, có người hiến kế cho Hoàng đế lập đàn cầu phúc. Khang Hy làm theo các này, trai giới 3 ngày, sau đó ngự bút viết một chữ Phúc, chữ này sau đó được tạo tác lên bia đá. Nhờ phương pháp cổ xưa ấy, Hiếu Trang quả nhiên khỏi bệnh. Chữ Phúc trên tấm bia kia cũng được coi là "thiên hạ đệ nhất phúc" Chiết tự trong chữ Phúc này có đa điền, đa tử đa thọ đa tài đa phúc. Sau này, không rõ nhờ cách gì mà Hòa Thân đem được tấm bia quý giá ấy về biệt phủ của mình.

Hòa Thân lúc sinh thời từng là sủng thần của Hoàng Đế Càn Long, là một tham quan nức tiếng và một tay chơi có hạng. Sự giàu có xa hoa của Hòa Thân còn “vượt mặt” cả bậc Quân Vương, tức vua Càn Long lúc bấy giờ. Hòa Thân xuất thân là công tử Mãn Châu, chính hồng kỳ nhưng lại mồ côi cha mẹ và có cuộc sống khá vất vả. Không như những con em quý tộc Mãn khác xây dựng sự nghiệp bằng cưỡi ngựa bắn cung, ông nỗ lực học hành, thuộc đủ loại tứ thư ngũ kinh, thậm chí tinh ý học theo cả nét chữ của Càn Long. Vốn ông thông minh cơ trí hơn người, biết vận dụng thời cơ, biết đón đúng tâm lý nên ông được Càn Long vô cùng yêu quý và tiến thân rất nhanh, từ một thị vệ trải thăng qua các vị trí rồi lên đến chức quan Nhất phẩm Đại học sỹ nhà thanh, tước vị công tước.

Tương truyền, có lần Càn Long hỏi Hoà Thân: "Khanh là trung thần hay gian thần?".

Hoà Thân đáp: "Thần không phải trung thần, cũng không phải gian thần. Thần là nịnh thần".

Vua Càn Long hỏi tại sao, Hoà Thân lại tiếp tục đáp: "Trung thần rồi cũng sẽ bị giết. Gian thần càng bị giết. Chỉ có nịnh thần là sống lâu nhất"!

Được bảo đảm bởi sự ưu ái của Càn Long, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan trường. Trong 24 năm làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng và gom được số của cải lớn tới mức khó tin. Trở thành hình tượng tên quan tham nhũng nổi tiếng nhất trong lịch sử

Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong dân gian có tương truyền rằng "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước tính vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Vì thế trong dân gian có câu nói châm biếm vần miệng là: "Hòa Thân ngã ngựa, Gia Khánh ăn no".

Theo ghi chép, Sự giàu sang của ông ta được thể hiện qua số tài sản bị tịch thu, gồm có:

·        Những dinh thự có tổng cộng 3.000 phòng, đất đai 8.000 mẫu (khoảng 32 km²)

·        42 ngân hàng

·        75 tiệm cầm đồ

·        Vàng bạc châu báu, đồ cổ, vải vóc quần áo nhiều vô kể

·        Ngoài ra có đến 600 tì thiếp trong phủ, còn gia nhân thì không tính hết

Khi Càn Long đế băng hà, Gia Khánh lập tức bắt Hòa Thân thủ linh như một hình thức giam lỏng rồi tiến hành điều tra, kết tội. Hòa Thân có kết cục buồn nhưng so với những gì đã gây ra thì việc được Gia Khánh ban cho cái chết bằng dải lụa trắng đã là may mắn vô cùng cho hắn.

 

                                                                                         


Mặt Trăng Nhân Tạo || Những công trình khổng lồ và điên rồ củ...

Ánh trăng từ thuở xa xưa đã mang màu sắc huyền bí với vô số truyền thuyết, truyện kể được thêu dệt ở mọi nền văn hóa. Khởi nguồn của các truyền thuyết này đa phần dựa trên sự thật rằng ánh sáng phản chiếu từ bề mặt Mặt Trăng xuống Trái Đất tạo nên ánh bạc kì lạ.

Mặt Trăng nhân tạo là công nghệ "viễn tưởng" kích thích sự tò mò ghê gớm. Vào năm 1994, nhà khoa học người Nga Vladimir Syromyatnikov đã triển khai ý tưởng Mặt Trăng nhân tạo bằng việc tạo ra các vệ tinh cấu thành từ những tấm nhôm mỏng đường kính 20 m được phóng từ trạm không gian phản chiếu xuống Trái Đất như một ngôi sao. Dự án không thành công do trục trặc kỹ thuật cũng như gặp phải các vấn đề về quỹ đạo vệ tinh

Dự án thành phố tương lai Neom của Saudi Arabia được giới thiệu sẽ bao gồm một Mặt Trăng nhân tạo sẽ hoàn thành vào năm 2025

Nhưng chính Trung Quốc mới là cái tên khiến công chúng quan tâm đến loại công nghệ này. Tháng 10/2018, một đơn vị mang tên Viện nghiên cứu Khoa học Hàng không và Hệ thống Công nghệ Vi điện tử Thành Đô tuyên bố sẽ phóng Mặt Trăng nhân tạo nhằm thay thế đèn đường vào năm 2022.- tham vọng thắp sáng Thành phố Thành đô, tiết kiệm khoảng 1.2 tỷ nhân dân tệ.



Việc thực hiện được hay không còn phải chờ xem và nó có thực sự cần thiết hay không là vấn đề sẽ còn gây tranh cãi. Nhưng tranh thủ lúc ý tưởng này đang được truyền thông chú ý, ở tỉnh Quý Châu, một công trình kiến ​​trúc mới và kỳ dị thu hút con mắt tò mò của du khách đã hình thành.

Nhìn từ xa vào ban ngày, nhiều người lầm tưởng đây là một chiếc micro nhưng thực chất đây là mặt trăng nhân tạo, nghe nói đầu tư hơn 100 triệu nhân dân tệ. Dự án "Mặt trăng nhân tạo" lớn nhất thế giới là Dự án nằm trong Khu thắng cảnh du lịch Núi Mặt Trăng, một quả núi không quá dốc, chỉ có một bên là vách núi, vốn là nơi nhiều người dân địa phương hay đến đây để dạo mát nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

Bên trên là hình cầu có diện tích 5.024 mét vuông, đường kính hơn 40 mét, cao 100 mét. Đây là khu du lịch tích hợp rất nhiều công nghệ mới, có hội trường trải nghiệm hàng không vũ trụ toàn diện tiêu chuẩn cao; với mặt trăng nhân tạo lớn nhất thế giới làm điểm nhấn, có đường ván bằng kính, khách sạn nghỉ dưỡng, nhà hàng xoay và đài quan sát 360 °. Ban ngày mọi người có thể phóng tầm mắt ra toàn cảnh thành phố Bàn Châu, ban đêm có thể soi toàn thân để chiếu sáng cả khu phố, có thể phát video thành phố, quảng cáo... Khi không bật các thiết bị hiển thị, toàn bộ bề mặt bên ngoài của quả cầu có màu đen, sáng lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời.

Mặt trăng là sứ giả của bóng đêm, đặc biệt là khi trăng tròn rất đẹp, nhưng đó chỉ là khoảnh khắc. Để giữ lại vẻ đẹp này, ý tưởng táo bạo đã xuất hiện, người dân địa phương đã xây dựng một mặt trăng khổng lồ trên đỉnh núi. Đó cũng là điểm nhấn độc đáo tạo ra sức thu hút du lịch cực lớn cho Thành phố này.


Kính thiên văn THIÊN NHÃN || Những công trình khổng lồ và điên rồ của Tr...

Thiên Nhãn Trung Quốc, có nghĩa là con mắt bầu trời Trung Quốc, tên đầy đủ là Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500m, tên tiếng Anh Five-hundred-meter Aperture Spherical Telescope viết tắt là FAST, đặt tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, dự án "thiên nhãn" bao gồm hệ thống phản xạ tích cực, hệ thống hỗ trợ nguồn cấp dữ liệu, hệ thống đo lường và điều khiển, máy thu và thiết bị đầu cuối, và cơ sở quan sát. Kính thiên văn vô tuyến hình cầu này được nhà thiên văn học người Trung Quốc Nam Nhân Đông thai nghén từ năm 1994 và trải qua hành trình kéo dài 22 năm mới hoàn thành. Nam Nhân Đông mất năm 2017, chỉ sau 1 năm hoàn thành. Nó được khởi công xây dựng từ ngày 25/03/2011, hoàn thành vào ngày 25/09/2016, bước vào giai đoạn chạy thử và quan trắc. Đầu tư dự án Khoảng 667 triệu RMB. Thiên Nhãn sử dụng miệng núi lửa ở khu vực núi đá vôi Quý Châu làm địa điểm đặt kính thiên văn với một chảo parabol khổng lồ thu nhận tín hiệu, có đường kính 500m, Tổng diện tích bề mặt phản xạ Khoảng 250.000 m2, rộng bằng 30 sân bóng đá tiêu chuẩn. Người Trung Quốc có đưa ra một so sánh vui rằng, nếu chiếc chảo parabol khổng lồ này chứa đầy cơm, chia ra cho số người trên toàn trái đất, thì đủ cho mỗi người 2 bát cơm.

 Quá trình xây dựng được dẫn dắt bởi Đài quan sát thiên văn quốc gia của Viện Khoa học Trung Quốc, với quyền sở hữu trí tuệ độc lập của Trung Quốc. Là kính thiên văn có khẩu độ lớn nhất và nhạy nhất thế giới hiện nay. Khả năng quan sát, hiệu suất toàn diện gấp mười lần so với kính viễn vọng vô tuyến nổi tiếng Arecibo của Mỹ (Arecibo đã bị sập hỏng và ngừng hoàn toàn hoạt động mới đây vào tháng 12/2020).

Ý tưởng thiết kế hoàn toàn mới, kết hợp với lợi thế địa điểm độc đáo, đã khiến nó phá vỡ giới hạn kỹ thuật 100 mét của kính thiên văn và tạo ra một mô hình mới để xây dựng kính thiên văn vô tuyến khổng lồ. FAST sẽ duy trì vị thế đẳng cấp thế giới trong 20 đến 30 năm tới. 



      Ngày 11 tháng 1 năm 2020, kính thiên văn Thiên Nhãn đã vượt qua vòng nghiệm thu cấp quốc gia và được đưa vào vận hành chính thức. Tính đến tháng 11 năm 2020, "Con mắt bầu trời" này đã phát hiện ra hơn 240 sao xung. Dự kiến vào ngày 1 tháng 4 năm 2021, kính thiên văn vô tuyến hình cầu dài 500 mét sẽ chính thức được mở cửa cho cộng đồng khoa học toàn cầu tham gia nghiên cứu. Hiện nay, một công viên mô phỏng về thiên văn đã được xây dựng và mở cửa cho khách du lịch, tại đây, có vị trí cao để có thể tận mắt quan sát được công trình Kính thiên văn khổng lồ này.


Cung điện Mỹ Linh, món quà tình yêu khủng Tưởng Giới Thạch dành tặng vợ

Đến Nam Kinh, một địa điểm rất đáng để đến thăm đó là Cung điện Mỹ Linh gọi tắt là Cung Mỹ Linh.  Cung Mỹ Linh nằm trên đỉnh núi Tiểu Hồng, trong khu danh thắng Trung Sơn nổi tiếng. Vốn là nơi ở của cựu tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch và vợ Tống Mỹ Linh trước khi sang Đài Loan vào năm 1949.

Được mệnh danh là "đệ nhất biệt thự Viễn đông", Nhìn từ trên cao, cung Mỹ Linh trông giống như một viên ngọc lục bảo nằm trên mặt chuỗi dây chuyền thay đổi màu sắc theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè là chuỗi dây chuyền màu xanh, sang mùa thu chuyển màu vàng, cảnh tượng khiến cho bất cứ ai từng chiêm ngưỡng đều phải trầm trồ và say đắm.. Đợi đến mùa đông, cả khu đồi phủ một màu trắng xóa của tuyết.

Người ta nói rằng cung điện này được Tưởng Giới Thạch xây dựng để tặng Tống Mỹ Linh nhân dịp sinh nhật của bà. Nó chính là biểu tượng thể hiện tình yêu của ông. Xung quanh cung điện được bao phủ bởi "sợi dây chuyền" xanh thẫm của núi rừng càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của viên ngọc giữa thiên nhiên hùng vĩ. Trên thực tế, "sợi dây chuyền" này chính là con đường được trồng đầy cây Ngô đồng dẫn tới căn biệt thự. Cung điện bắt đầu được xây dựng từ năm 1931 và hoàn thành năm 1934, sau đó đặt theo tên của bà Tống Mỹ Linh do trong thời gian ở Nam Kinh, bà thường xuyên tới đây nghỉ ngơi thư giãn.

Tống Mỹ Linh, cũng được gọi là Bà Tưởng Giới Thạch  4 tháng 3 năm 1898 (có ghi chép năm 1897) tại Thượng HảiTrung Quốc, qua đời ngày 23 tháng 10 năm 2003 tại New YorkMỹ, hưởng thọ 105 tuổi;  Bà là phu nhân của Tưởng Giới Thạch tổng thống Trung Hoa Dân quốc nắm giữ chính quyền ở Trung Quốc từ năm 1925 - 1949 và sau này ở Đài Loan; bà đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của Trung Hoa Dân quốc.

Trong ba chị em nhà họ Tống, Tống Mỹ Linh nổi tiếng thích và theo đuổi quyền lực. Người Trung Hoa có câu nói nổi tiếng về ba chị em gái nhà bà: đại tỷ ái tài, nhị tỷ ái quốc, tam muội ái quyền nghĩa là chị cả yêu tiền, chị hai yêu nước, em ba yêu quyền lực.

Cung Mỹ Linh là biệt thự đơn lập lớn nhất ở Nam Kinh, tổng diện tích 80.000m2, diện tích xây dựng 2.800m2, gồm nhà chính, tháp cổng, phòng bảo vệ. , phòng xe và sân vườn. Cung Mỹ Linh cũng có thể nói đây là một "Phượng Hoàng cung", hơn 1.000 tác phẩm điêu khắc phượng hoàng bao quanh mái ngói tráng men, Giá trung bình của ngói tráng men rất đắt, mỗi viên cao tới 5.000 đô la Mỹ, tất cả đều được đặt làm từ các nhà máy hàng đầu của Nga. Mỗi viên ngói đều có in hình một con phượng hoàng bay, bên trong là các cột và tường màu trắng ngọc bích. Một hàng hoa văn lông phượng trên các đầu cột dưới mái hiên, và 34 hình phượng hoàng trên đá cẩm thạch trắng. 34 lan can trên ban công phía nam của tầng hai bằng đá cẩm thạch trắng và 34 cột đèn xung quanh tòa nhà trùng với sinh nhật của Tống Mỹ Linh vào ngày 4 tháng 3.

Tòa nhà chính là một cung điện ba gian hai chái kiểu núi, hình dáng theo kiểu chính thống của triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tòa nhà được chia thành một tầng hầm và ba tầng trên mặt đất. Cửa chính hướng Bắc, có sân vườn bên ngoài tòa
nhà chính, có gác chắn, ngoài cửa có đường ô tô vòng quanh, thẳng cổng tòa nhà chính là phòng tiếp tân và phòng thư ký. Phía đông của tầng hầm có các phòng bảo vệ, phòng nghỉ các vệ binh, phòng giặt đồ, nhà vệ sinh ..., phía đông là phòng giáo viên, phía tây là nhà bếp, phòng chuẩn bị thức ăn.

Tầng 2 chủ yếu được sử dụng làm phòng tiếp khách và phòng nghỉ, có đại sảnh, phòng khách, phòng ăn lớn tổ chức yến tiệc, phòng ăn nhỏ cho 2 vợ chồng, phòng làm việc, phòng thư ký, phòng khiêu vũ. Sảnh tầng 2 là nơi tổ chức yến tiệc

Tầng ba là phần ở, với một phòng khách nữ, bốn phòng ngủ lớn, một phòng ăn nhỏ và một nhà bếp. Nội thất bên trong rất tinh tế, với thảm màu tím-đỏ trên sàn và các bức tranh thư pháp của những người nổi tiếng treo trên tường. Phòng tắm bên cạnh rất rộng rãi, bồn tắm bằng sứ trắng tưởng như bình thường đều được nhập khẩu từ Anh quốc mà người bình thường khó có thể tiếp cận được. Phòng ngủ của vợ chồng Tưởng và Tống ở tầng 3. Do thói quen sinh hoạt của Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh khác nhau, phòng ngủ được chia thành phòng ngủ chính bên trong và phòng ngủ thứ hai bên ngoài. Phòng khách sau đó được đổi thành phòng cầu nguyện, Các đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, Stuart và Marshall, cũng đã từng đến đây cầu nguyện.

Chiếc xe Buick của Mỹ trước dinh thự là chiếc xe đặc biệt mà Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh sử dụng vào những năm 1930. Bên ngoài có màu đen và biển số màu xanh 00385, đây là chiếc xe Buick đương đại duy nhất còn lại ở Trung Quốc.


Du lịch Nam Kinh hiểu hơn về "Nam Kinh Đại đồ sát" và Hiệp ước Nam Kinh

Nam Kinh nghĩa là "Kinh đô phía Nam" là thành phố thủ phủ tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Diện tích khoảng: 6600 km², dân số thường trú năm 2019 khoảng: 8.5 triệu người. thành phố này nằm tại hạ lưu sông Dương Tử và nằm trong Khu kinh tế Đồng bằng Sông Dương Tử. Nam Kinh luôn là một trong những thành phố quan trọng của Trung Quốc, đây còn là trung tâm giáo dục, nghiên cứu, giao thông vận tải và du lịch trong suốt lịch sử Trung Hoa thời cận đại. Nam Kinh ngày nay hiện đại bởi những tòa nhà cao chọc trời, những giao lộ nhiều tầng, những con đường rộng thẳng tắp xe chạy như thoi dệt, những cây cầu vượt sông hoành tráng và đẹp đẽ, những con phố sầm uất. Nhưng ẩn dưới những vẻ hiện đại đó vẫn có những công trình cổ xưa mang những nét đẹp về văn hóa con người nơi đây.

Nếu đến Nam Kinh mùa xuân khoảng vào tháng 3 - tháng 4 hàng năm, bạn sẽ được ngắm những nhánh hoa anh đào bắt đầu nở bung trên dọc các con phố.

Nếu muốn tận hưởng cái không khí lành lạnh, thơ mộng và những lễ hội đặc sắc thì bạn nên đến đây vào cuối thu đầu đông (khoảng tháng 10 - tháng 11).

Cố đô Nam Kinh là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch, những người muốn trải nghiệm một Trung Hoa hiền hòa và khác biệt hơn. Nam Kinh luôn có nhiều điều hay ho cho bạn khám phá từ kiến trúc cổ kính, văn hóa đa dạng cho đến ẩm thực đặc sắc. Những cảnh điểm du lịch cổ đẹp đẽ và yên bình ở Nam Kinh là: Chùa Gà Gáy, Miếu Khổng Tử,  Bức tường thành Nam Kinh, Minh Hiếu lăng. Nét đẹp cận đại có Lăng Tông Trung Sơn, Phủ tổng thống, Đại học Nam Kinh. Ồn ào sôi động hãy đến các con phố đi bộ. Còn tìm kiếm cái thơ mộng tự nhiên thì đên Công viên hồ Huyền Vũ, Sông Tần Hoài

Đến Nam Kinh Có thể bạn không biết rằng bất kỳ nơi nào dưới chân mình cũng là chiến trường ác liệt của các đội quân chinh chiến dưới triều đại phong kiến xưa kia. Bởi Nam Kinh đã từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến Trung Hoa

Đông Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần được gọi chung là Lục triều, vì vậy Nam Kinh được gọi là Lục triều cố đô và cũng là một trong Thất Đại Cổ đô. Kinh tế phát triển, văn hóa phồn vinh đã bảo tồn được nếp sống mới thực sự của văn hóa Trung Hoa ở Giang Nam.

Năm 210 trước Công nguyên, Khi Tần Thủy Hoàng mới thống nhất thiên hạ, đóng đô tại kinh thành Hàm Dương, vì lo ngại về vương khí của một vùng đất nhỏ Nam Kinh ở phía nam của Đế quốc Đại Tần sẽ hun đúc một vị hoàng đế khác để soán ngôi mình, Tần Thủy Hoàng đã phá núi, chôn vàng và cúng tế hàng tháng trời để dập tắt luồng khí nọ. Chính vì chuyện chôn vàng phá núi này mà người ta đặt tên cho thành ở đây cái tên là "Kim Lăng".

Thời Tam Quốc, Khổng Minh Gia Cát Lượng cũng đã viết về Nam Kinh là: có long bàn hổ cứ, thật là chốn đế vương vậy"

Mặc dù là “nơi ở của bậc đế vương”, nhưng thực tế lại rất kỳ lạ, hầu hết các vương triều chọn Nam Kinh làm kinh đô đều rơi vào kết cục “đoản mệnh”. Sau khi Tôn Quyền chọn Nam Kinh làm kinh đô của Đông Ngô thì triều đình chỉ tồn tại được 59 năm thì bị nhà Tây Tấn tiêu diệt. Sau Đông Ngô, các triều đại tiếp theo lựa chọn Nam Kinh làm kinh đô cũng đều rơi vào cảnh “đoản mệnh” như vậy. 10 vương triều chọn Nam Kinh làm kinh đô thì có tới 9 vương triều ngắn ngủi, nhiều nhất là Đông Tấn chỉ tồn tại 104 năm, Thái Bình Thiên quốc chỉ tồn tại vỏn vẹn 12 năm. Triều nhà Minh của Chu Nguyên Chương tồn tại dài hơn nhưng giai đoạn đóng đô ở Nam Kinh chỉ dài 34 năm rồi dời đô tới Bắc Kinh. Sau này, triều Nam Minh lại chọn Nam Kinh làm kinh đô, và chỉ được 17 năm là bị diệt vong. Năm 1927, Tưởng Giới Thạch thành lập Chính phủ Trung Hoa dân Quốc ở Nam Kinh kéo dài 22 năm.

Nếu điểm qua lịch sử về Nam Kinh, người ta nghĩ ngay đến 2 sự kiện gây chấn động gần đây hơn là những chuyện xa xưa từ thời Lục triều cổ đô. Đó là Hiệp Ước Nam Kinh năm 1842 đặc biệt là trang sử đen tối của vụ Thảm sát Nam Kinh năm 1937.

Ngày 19 tháng 9 năm 1937, trong cuộc chiến tranh Trung Nhật, Hasegawa Kiyoshi, chỉ huy Đệ tam hạm đội Nhật Bản, ra lệnh ném bom "không phân biệt" vào Nam Kinh và những nơi khác. Ngày 13 tháng 12, quân Nhật chiếm Nam Kinh và sau đó thực hiện cuộc tàn sát đẫm máu thành Nam Kinh trong nửa năm. Nhiều ghi chép nói trong sáu tuần tội ác hoành hành nhất, quân Nhật đã giết hơn 300.000 người và hãm hiếp hơn 20.000 phụ nữ. Lịch sử gọi là "Thảm sát Nam Kinh" hay “Nam kinh đại đồ sát”

Năm 1842, triều Thanh thua trận trong cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, buộc phải ký điều ước Nam Kinh, là thứ đầu tiên mà người Trung Quốc sau này gọi là các hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó, Anh quốc được bồi thường và được trao quyền giao thương, còn nhà Thanh bị bắt phải mở năm cảng hiệp ước cho các thương nhân nước ngoài và nhượng lại đảo Hồng Kông cho Đế quốc Anh.

Châm ngòi cho cuộc chiến tranh này bắt nguồn từ việc quan khâm sai nhà Thanh là Lâm Tắc Từ đóng cửa các quầy hàng nha phiến của thương nhân người Anh và Mỹ ở Quảng Đông. Sau đó, ông ra lệnh phong tỏa các tàu nước ngoài và huy động quân triều đình để lục soát, tịch thu tổng cộng 20 283 rương thuốc phiện, khoảng 1210 tấn. Toàn bộ số thuốc phiện này đều bị ông ra lệnh cho lính Thanh đốt hết sạch để tiêu hủy.

Chính phủ Anh đáp trả bằng cách phái một lực lượng quân sự đến Trung Quốc. Trong cuộc xung đột sau đó, Hải quân Hoàng gia Anh với sức mạnh hải quân và hỏa lực áp đảo đã chiến thắng một loạt các trận chiến quyết định trước nhà Thanh ở Trung Hoa, chiến lược sau này được gọi là ngoại giao pháo hạm.



Hướng dẫn Khai báo thông tin thuế Hoa Kỳ tài khoản Adsense cho Youtuber

 Sáng mở mắt thấy Google gửi Email yêu cầu khai báo thuế đối với tài khoản Goolgle Adsense, áp dụng từ năm 2021. Trên youtube studio và tài khoản adsense đều hiển thị yêu cầu thao tác. 

Sau đây là hướng dẫn cài đặt thông tin thuế cho Google Adsense:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Adsense của bạn

Bước 2: Nhấp vào "Thanh toán"

Bước 3: Nhấp vào "Quản lý chế độ cài đặt
Bước 4: Sau khi đã chuyển tới Hồ Sơ thanh toán thì chọn vào "Thông tin thuế Hoa Kỳ"
Bước 5: Nhấp vào hình cây bút hiện ra "Quản lý thông tin thuế" nhấp chọn vào đó
Bước 6: Xác nhận lại mật khẩu đăng nhập
Bước 7: Tài khoản của bạn thuộc loại nào: Trả lời: "Cá nhân" rồi nhấp "tiếp"



Bước 8: Bạn có phải công dân hoặc người cư trú tại Hoa Kỳ không: Trả lời: "Không" rồi nhấp "tiếp"


Bước 9: Chọn mẫu: "W-8BEN": Người nhận thanh toán là chủ sở hữu hưởng lợi của những khoản thu nhập mà chủ sở hữu có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi theo hiệp định thuế -> Nhấp vào "Sử dụng biểu mẫu W-8BEN"
Bước 10: Mục 1 - Mã số thuế: Nhập tên của bạn trùng với hồ sơ thanh toán (Hoa không dấu) sau đó chọn Viêt nam và nhấp vào "tiếp"
Bước 11: Nhập địa chỉ, bao gồm địa chỉ thường trú và địa chỉ nhận thư
Bước 12: Mục 3 Hiệp định thuế
Chọn "Không" ở mục Bạn có yêu cầu hưởng tỷ lệ khấu lưu thuế thấp hơn theo hiệp định thuế hay không, sau đó nhấp "tiếp"
Mục 4: Xem trước giấy tờ: Tick vào mục: "Căn cứ theo những gì tôi được biết, tôi xin xác nhận rằng tôi đã xem xét kỹ các giấy tờ đã tạo và tôi tin rằng thông tin trên những giấy tờ này là đúng sự thật, chính xác và đầy đủ" rồi nhấp vào "tiếp"
Bước 13: Mục 15 - Chứng nhận
- Nhập lại họ tên (không dấu)
- Tick: Có, tôi là người được liệt kê trong phần chữ ký và tôi sẽ tự hoàn thành biểu mẫu này rồi nhấp vào "tiếp"

Bước 14: Mục 6 - Các hoạt động và dịch vụ diễn ra tại Hoa Kỳ và Bản tuyên thệ

Hoạt động và dịch vụ thực hiện ở Hoa Kỳ
Thông tin
Cá nhân hoặc pháp nhân được xác định tại mục Mã số thuế đã tiến hành bất kỳ hoạt động và dịch vụ nào cho Google tại Hoa Kỳ chưa? ===> chọn Không


Bản cam đoan về việc thay đổi tình trạng ===> Tùy vào hiện trạng tài khoản mà chọn sau đó nhấp "Gửi"
Trạng thái sau khi gửi, như này đã đã hoàn thành:
Chúc các bạn Thành công!!!

















Minh Hiếu Lăng quy mô vĩ đại vượt qua lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Nhắc đến lăng mộ các vua chúa Trung Quốc, ta thường nghĩ đến lăng mộ Tần Thủy Hoàng, với vô số điều kỳ bí đang dần hé lộ khiến thế giới kinh ngạc. Tuy nhiên, chúng ta ít biết rằng, có một lăng mộ còn lớn gấp nhiều lần lăng Tần Thủy Hoàng. Thậm chí, đây được coi là lăng mộ lớn nhất thế giới. Đó chính là lăng mộ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đời nhà Minh tên là Minh Hiếu Lăng.



Minh Hiếu Lăng lấy tên bắt nguồn từ tên hiệu của Mã hoàng hậu, được xây dựng vào năm 1381 là năm Hồng Vũ thứ 14 và hoàn thành vào đời con trai ông, năm 1405 Vĩnh lạc thứ ba triều đại nhà Minh. Nó sử dụng tới 100.000 người và kéo dài 25 năm. Và trong thời nhà Minh có tới 10 ngàn quân sĩ đồn trú, ngày đêm tuần tra bảo vệ cho giấc ngủ của hoàng đế. Nói về Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (sinh 1328 –mất 1398) là vị Hoàng đế khai sáng và đặt nền móng vững chắc cho vương triều Đại Minh nắm quyền cai trị Trung Hoa trong gần 3 thế kỷ. Bởi vậy mà mỗi khi nhắc tới thời kỳ tại vị của vị Hoàng đế này, các sử gia vẫn thường gọi đó là giai đoạn "Hồng Vũ chi trị".

Mặc dù sở hữu nhiều công lao và thường được xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng Chu Nguyên Chương lúc lập nghiệp thường xuyên chinh chiến khắp nơi, sau khi lên ngôi lại tru diệt sạch sẽ công thần đã vào sinh ra tử với mình, nên ông sở hữu không ít kẻ thù. Lịch sử ghi lại, ngày an táng hoàng đế Chu Nguyên Chương, có tới 13 cỗ quan tài cùng lúc đi qua 13 cổng thành, rồi đưa vào khu vực nào của ngôi mộ thì không ai biết.

Tọa lạc núi Tử Kim sơn, sơn thủy bao quanh, Minh Hiếu Lăng có quy mô lớn và bố cục chặt chẽ, tổng diện tích hơn 1,7 triệu mét vuông, kế thừa phong cách lăng mộ Ỷ sơn vi lăng đời Đường Tống và phát triển trở thành lăng mộ chủ trong phong cách kiến trúc của hơn 20 lăng mộ đời Minh – Thanh. Mở đầu cho phong cách lăng mộ Tiền triều hậu tẩm, tính toán kỹ yếu tố phong thủy lưng dựa núi, mặt nhìn sông, hai vai có tả thanh long hữu bạch hổ, rồng chầu hổ phục. Ai đã từng thăm 13 lăng triều Minh tại Bắc Kinh đều có bố cục kiến trúc như vậy. Minh Hiếu Lăng đã trải qua hơn 600 năm thăng trầm, kết cấu bằng gỗ của nhiều công trình không còn nữa nhưng cách bài trí của lăng vẫn giữ được phong cách tráng lệ ban đầu. Chiều Nam Bắc sâu 2,62 km từ cổng Hạ mã phường đến Bảo Thành, tòa nhà chính của lăng được bao quanh bởi những bức tường với chu vi là 2,25 km

Bố cục toàn thể khu lăng mộ chia làm 2 phần lớn: Phần thứ nhất là những công trình dọc theo đường Thần Đạo từ cổng hạ mã, đại kim môn tới Văn võ phương môn. Phần thứ 2 là phần chủ thể, từ văn võ phương môn đến phương thành minh lầu, điểm cuối là bảo đỉnh.

Cổng hạ mã: là cổng bằng đá, rộng 4,94 mét, cao 7,85 mét, trên có hình vuông có khắc sáu chữ Chư ti quan viên hạ mã, để chỉ các quan vào nhà Minh phải xuống ngựa và đi bộ để biểu thị sự uy nghiêm của lăng Hoàng đế Zhu Yuanzhang

Nhà bia Thần công thánh đức, còn gọi là tứ phương thành, do Minh Thành Tổ Chu Đệ xây năm 1413. Bên trong dựng tấm bia đá cao 8.78m, nội dung do Chu Đệ viết ca tụng công lao của cha mình Chu Nguyên Chương. Đây là hạng mục xây sau cùng, nếu tính cả công trình này thì toàn bộ Minh Hiếu Lăng xây dựng kéo dài hơn 30 năm.

Đường thần đạo: Thần đạo hay còn gọi là đường tượng đá, dài 615m, kéo dài từ đông sang tây bắc, hai bên có sáu loại thú bằng đá là sư tử, giải trãi, lạc đà, voi, kỳ lân, ngựa, mỗi loại có 2 đôi, tổng số 12 đôi, mỗi loại 24 con. trong đó quỳ gối vào nhau và đứng bên lề đường

Những con thú đá này là hiện thân của những yêu cầu về nghi thức trong lăng mộ hoàng gia , và mỗi con mang một ý nghĩa riêng: sư tử là vua của muôn loài thần thú, thể hiện sự uy nghiêm của hoàng đế. Nó không chỉ là biểu tượng của quyền lực triều đình mà còn có vai trò trong việc trấn áp và xua đuổi tà ma

Trong số sáu con thú bằng đá của Thần đạo Minh Tiểu Linh , con voi là con lớn nhất, nặng 80 tấn. Để chở những con thú bằng đá này đến Thần đạo , vào mùa đông, nước đã phun xuống đường để tạo thành băng và nhiệm vụ vận chuyển được hoàn thành bằng cách nhân lực đẩy và lăn trượt trên đường đóng băng. 

Không giống với những con đường thần đạo của tất cả lăng mộ khác theo một công thức chung là đường thẳng ở trục giữa, đường thần đạo tại Minh Hiếu lăng có hình cong, đi từ hướng đông nam vòng qua núi Mai Hoa tới phía Bắc. Điều này có 2 ý nghĩa về phong thủy. Thứ nhất, núi minh hoa trước mặt chính là nơi đặt lăng mộ Tôn Quyền thời Tam quốc, khi xây dựng lăng có người kiến nghị dời ngội mộ Tôn Quyền đi, nhưng Chu Nguyên Chương nói, Tôn Quyền cũng là một bậc anh hùng hảo hán, để ông ta làm thần trấn cửa. Thứ hai, đường hình vòng cung như vậy đã đi theo đúng hình dáng của Bắc đẩu thất tinh, chòm sao sáng nhất trong thập nhị bát tú. Ví cuộc đời và công trạng của Chu Nguyên Chương sáng như sao Bắc đẩu.

Văn võ phương môn: Trong bố cục tiền triều hậu tẩm của khu lăn mộ, cổng này chính là cổng chính bắt đầu vào khu tiền triều, tương đương với cổng ngọ môn tại tử cấm thành

Trị long đường tống bia: Sự uy nghiêm của Minh Hiếu Lăng được chứng minh bởi nhiều người là bậc quân vương, chí tôn thiên hạ đã cúi đầu trước ngôi mộ. Vào thời nhà Thanh là Khang Càn nhị Đế, Chỉ cần hai ông vua đi đến nam sông Dương Tử, nhất định sẽ đến bái kiến ​​Minh Hiếu Lăng, Khang Hy khi xuống Giang Nam, muốn xoa dịu và lấy lòng người Hán đã 3 quỳ 9 lạy trước Minh Hiếu Lăng. Tấm bia “trị long đường tống bia” được dựng lên bởi Khang Hy khi lần thứ ba Hoàng đế này đến thăm lăng mộ khi vi hành phía nam sông Dương Tử vào năm 1699. Tấm bia cao 3,85m, rộng 1,42m, dày 0,38m có ý nghĩa ca ngợi chiến lược điều hành đất nước của Minh Thái Tổ vượt qua Đường Thái Tông Lý Thế Dân và Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận. 

Sau khi Hồng Tú Toàn vào Nam Kinh và thành lập Thái Bình Thiên Quốc, việc đầu tiên ông ta làm là dẫn các quan chức dân sự và quân sự của Thái Bình Thiên Quốc quỳ xuống khóc trước Minh Hiếu Lăng, tự nhận mình là đứa con bất hiếu của Chu Nguyên Chương.

Sau Cách mạng năm 1911, Tôn Trung Sơn nhậm chức tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh, ông đã đặc biệt đến Minh Hiếu Lăng để chiêm bái, bày tỏ mong muốn đánh đuổi người Mãn Thanh và khôi phục Trung Quốc.

Minh Hiếu Lăng đã thu hút anh hùng quỳ gối như vậy, bởi vì nó không chỉ là lăng mộ của vị hoàng đế sáng lập Chu Nguyên Chương của nhà Minh, mà còn đại diện cho sự thống trị của nhà Hán. Người Hán vốn tự hào cho rằng chủng tộc Hoa Hạ là trung tâm của đất trời, nên gọi là trung hoa. Nhưng niềm tự hào đó luôn bị đe dọa và chà đạp bởi những kẻ xâm lược phương Bắc. Và Chu Nguyên Chương xuất thân nghèo khổ có thể tay không dựng nghiệp lớn, đánh đuổi được người Mông Cổ và giành lại quyền tự chủ của người Hán ở Trung Nguyên.

Ngự hà kiều đi qua 1 con lạch nhỏ, từ ngoài vào trong có tổng cộng 3 con lạch vắt ngang như vậy. Những con lạch vừa mang ý nghĩa phong thủy vừa có tác dụng thoát nước rất lớn

Phương Thành: Đông Tây 75.2m, nam bắc 30.9m. Đây là kiến trúc lớn nhất còn sót lại, sát sau phương thành là bảo đỉnh, từ đây có đường hầm rất kiên cố để đi lên minh lầu, con đường đi xuống địa cung cũng xuất phát từ đây.

Minh lầu: đông tây 39.4m bắc nam 18.5m, nam nhìn ra phía trước có 3 cửa, bắc nhìn về đồi sau có 1 cửa

Bảo Đỉnh: là ngọn đồi có tên là Độc Long Phụ, hình tròn đường kính 400m, các nhà khoa học phát hiện có đến 60% quả núi Độc Long là do con người đắp lên. Dấu tích để lại là những hòn đá cuội rất lớn, nặng cả chục tấn được sắp xếp có thứ tự, hàng lối có tác dụng ngừa xói lở và vừa là một dạng bẫy đá chống đào trộm mộ.  Bên trên xây tường dày khoảng 1m bằng gạch Minh, mỗi viên gạch đều có khắc tên xưởng sản xuất ra nó.

Phần âm dưới núi Độc Long chưa có dấu hiệu bị xâm phạm, các nhà khoa học sử dụng máy móc để thám sát cho thấy, trong lòng núi có địa cung ngầm. Trung tâm của địa cung nằm ở độ sâu vài chục mét trong lòng núi Độc Long phụ, diện tích hơn 4000m2, gấp 3 lần địa cung Định Lăng đã khai quật ở Bắc Kinh (Vạn Lịch hoàng đế). Các đường dẫn vào địa cung vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Các nhà khoa học cũng khẳng định bên trong địa cung là vô số ngọc ngà, châu báu, mà số lượng phải tính bằng hàng trăm tấn. Trên tường, trần địa cung là vô số bích họa, các vật điêu khắc tinh mỹ. Trong gian hậu cung là 2 quan tài, có thể là của Chu Nguyên Chương và Mã hoàng hậu.

Sử sách cũng ghi chép rõ ràng, lúc Chu Nguyên Chương băng hà, năm 1398, chiếu theo di chúc tiên đế, Chu Doãn Văn đã ra lệnh chôn theo toàn bộ cung phi chưa từng sinh nở theo tiên đế. Mệnh lệnh tuẫn táng ban ra, cả triều đình hỗn loạn, tiếng khóc ai oán khắp nơi. Chính vì thế, sẽ có rất nhiều hài cốt phụ nữ được tìm thấy trong Minh Hiếu Lăng.


Thiên Đàn Bắc Kinh, kiến trúc tế Trời lớn nhất Phương Đông

Nếu có dịp đến Bắc Kinh du lịch, ngoài Vạn lý Trường Thành và Cố Cung thì Thiên Đàn là những nơi nhất định phải tới tham quan, bở...