Nam Kinh nghĩa là "Kinh đô phía Nam" là
thành phố
thủ phủ tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Diện tích khoảng: 6600 km², dân số thường trú năm 2019
khoảng: 8.5 triệu người. thành phố này nằm tại hạ lưu sông Dương Tử và
nằm trong Khu kinh tế Đồng bằng Sông Dương Tử. Nam Kinh luôn là một trong những
thành phố quan trọng của Trung Quốc, đây còn là trung tâm giáo dục, nghiên cứu,
giao thông vận tải và du lịch trong suốt lịch sử Trung Hoa thời cận đại. Nam
Kinh ngày nay hiện đại bởi những tòa nhà cao chọc trời, những giao lộ nhiều
tầng, những con đường rộng thẳng tắp xe chạy như thoi dệt, những cây cầu vượt
sông hoành tráng và đẹp đẽ, những con phố sầm uất. Nhưng ẩn dưới những vẻ hiện
đại đó vẫn có những công trình cổ xưa mang những nét đẹp về văn hóa con người
nơi đây.
Nếu đến Nam Kinh mùa xuân khoảng vào tháng 3 -
tháng 4 hàng năm, bạn sẽ được ngắm những nhánh hoa anh đào bắt đầu nở bung trên
dọc các con phố.
Nếu muốn tận hưởng cái không khí lành lạnh,
thơ mộng và những lễ hội đặc sắc thì bạn nên đến đây vào cuối thu đầu đông
(khoảng tháng 10 - tháng 11).
Cố đô Nam Kinh là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch, những
người muốn trải nghiệm một Trung Hoa hiền hòa và khác biệt hơn. Nam Kinh luôn
có nhiều điều hay ho cho bạn khám phá từ kiến trúc cổ kính, văn hóa đa dạng cho
đến ẩm thực đặc sắc. Những cảnh điểm du lịch cổ đẹp đẽ và yên bình ở Nam Kinh là: Chùa Gà Gáy, Miếu Khổng Tử,
Bức tường thành Nam Kinh, Minh Hiếu lăng. Nét đẹp
cận đại có Lăng Tông Trung Sơn, Phủ tổng thống, Đại học Nam Kinh. Ồn ào sôi động
hãy đến các con phố đi bộ. Còn tìm kiếm cái thơ mộng tự nhiên thì đên Công viên hồ Huyền Vũ, Sông Tần Hoài
Đến Nam Kinh Có thể bạn không biết rằng bất kỳ
nơi nào dưới chân mình cũng là chiến trường ác liệt của các đội quân chinh
chiến dưới triều đại phong kiến xưa kia. Bởi Nam Kinh đã từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến
Trung Hoa
Đông Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần được
gọi chung là Lục triều, vì vậy Nam Kinh được gọi là Lục triều cố đô và cũng là
một trong Thất Đại Cổ đô. Kinh tế phát triển, văn hóa phồn vinh đã bảo tồn được
nếp sống mới thực sự của văn hóa Trung Hoa ở Giang Nam.
Năm 210 trước Công nguyên, Khi Tần Thủy Hoàng mới thống nhất thiên hạ, đóng đô tại
kinh thành Hàm Dương,
vì lo ngại về vương khí của một vùng đất nhỏ Nam Kinh ở phía nam của Đế quốc Đại Tần sẽ hun đúc một vị hoàng đế khác để soán
ngôi mình, Tần Thủy Hoàng đã phá núi, chôn vàng và cúng tế hàng tháng trời để dập tắt luồng
khí nọ. Chính vì chuyện chôn vàng phá núi này mà người ta đặt tên cho thành ở
đây cái tên là "Kim Lăng".
Thời Tam Quốc, Khổng Minh Gia Cát Lượng cũng đã viết về Nam Kinh là: có long bàn hổ cứ, thật là
chốn đế vương vậy"
Mặc dù là “nơi ở
của bậc đế vương”, nhưng thực tế lại rất kỳ lạ, hầu hết các vương triều chọn
Nam Kinh làm kinh đô đều rơi vào kết cục “đoản mệnh”. Sau khi Tôn Quyền chọn
Nam Kinh làm kinh đô của Đông Ngô thì triều đình chỉ tồn tại được 59 năm thì bị
nhà Tây Tấn tiêu diệt. Sau Đông Ngô, các triều đại tiếp theo lựa chọn Nam Kinh
làm kinh đô cũng đều rơi vào cảnh “đoản mệnh” như vậy. 10 vương triều chọn Nam
Kinh làm kinh đô thì có tới 9 vương triều ngắn ngủi, nhiều nhất là Đông Tấn chỉ tồn tại 104 năm, Thái Bình Thiên quốc chỉ tồn tại vỏn vẹn 12 năm. Triều nhà Minh của Chu Nguyên Chương tồn tại dài hơn
nhưng giai đoạn đóng đô ở Nam Kinh chỉ dài 34 năm rồi dời đô tới Bắc Kinh. Sau
này, triều Nam Minh lại chọn
Nam Kinh làm kinh đô, và chỉ được 17 năm là bị diệt vong. Năm
1927, Tưởng Giới Thạch thành lập Chính phủ Trung Hoa dân Quốc ở Nam Kinh kéo
dài 22 năm.
Nếu điểm qua lịch sử về Nam Kinh, người ta nghĩ
ngay đến 2 sự kiện gây chấn động gần đây hơn là những chuyện xa xưa từ thời Lục
triều cổ đô. Đó là Hiệp Ước Nam Kinh năm 1842 đặc biệt là trang sử đen tối của
vụ Thảm sát Nam Kinh năm 1937.
Ngày 19 tháng 9 năm 1937, trong cuộc chiến
tranh Trung Nhật, Hasegawa Kiyoshi, chỉ huy Đệ tam hạm đội Nhật Bản, ra lệnh
ném bom "không phân biệt" vào Nam Kinh và những nơi khác. Ngày 13
tháng 12, quân Nhật chiếm Nam Kinh và sau đó thực hiện cuộc tàn sát đẫm máu
thành Nam Kinh trong nửa năm. Nhiều ghi chép nói trong sáu tuần tội ác hoành
hành nhất, quân Nhật đã giết hơn 300.000 người và hãm hiếp hơn 20.000 phụ nữ. Lịch
sử gọi là "Thảm sát Nam Kinh" hay “Nam kinh đại đồ sát”
Năm 1842, triều Thanh thua trận trong cuộc chiến
tranh nha phiến lần thứ nhất, buộc phải ký điều ước Nam Kinh, là thứ đầu tiên
mà người Trung Quốc sau này gọi là các hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó,
Anh quốc được bồi thường và được trao quyền giao thương, còn nhà Thanh bị bắt
phải mở năm cảng hiệp ước cho các thương nhân nước ngoài và nhượng lại đảo Hồng
Kông cho Đế quốc Anh.
Châm ngòi cho cuộc chiến tranh này bắt nguồn từ
việc quan khâm sai nhà Thanh là Lâm Tắc Từ đóng cửa các quầy hàng nha phiến của
thương nhân người Anh và Mỹ ở Quảng Đông. Sau đó, ông ra lệnh phong tỏa
các tàu nước ngoài và huy động quân triều đình để lục soát, tịch thu tổng cộng
20 283 rương thuốc phiện, khoảng 1210 tấn. Toàn bộ số thuốc phiện này đều
bị ông ra lệnh cho lính Thanh đốt hết sạch để tiêu hủy.
Chính phủ Anh đáp trả bằng cách phái một lực lượng
quân sự đến Trung Quốc. Trong cuộc xung đột sau đó, Hải quân Hoàng gia Anh với
sức mạnh hải quân và hỏa lực áp đảo đã chiến thắng một loạt các trận chiến quyết
định trước nhà Thanh ở Trung Hoa, chiến lược sau này được gọi là ngoại
giao pháo hạm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét